THỨC ĂN NÊN TRÁNH KHI BỊ TIÊU CHẢY
Nếu bạn đang bị tiêu chảy mà vô tình ăn phải các thực phẩm làm co thắt ruột hơn, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy thì quả là khủng khiếp. Vì vậy hãy thật cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm.
I/ Những thức ăn nên ăn khi bị tiêu chảy:
- Sữa chua
- Thịt gà
- Súp
- Rau bina, đậu xanh, bí xanh
- Nước
- Bổ sung men vi sinh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột.
II/ Những thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy:
- Sữa, phô mai, kem, kem chua
- Thực phẩm nhiều chất béo
- Các chất thay thế đường
- Đậu, bông cải xanh, bắp cải
- Đào, lê, mận
- Caffeine và đồ uống có cồn
1/ Các sản phẩm từ sữa
Nhóm thực phẩm đầu tiên bạn sẽ muốn tránh là những thực phẩm làm từ sữa. Ngay cả khi bạn không bị chứng không dung nạp đường sữa, thì cũng nên tránh các sản phẩm sữa trong một thời gian sau khi bị tiêu chảy. Tiêu chảy có thể làm giảm lượng enzyme Lactase. Lactase là cần thiết để cơ thể tiêu hóa đường sữa, loại đường có trong các sản phẩm sữa. Nếu đường sữa này không tiêu hóa được, nó có thể dẫn đến các triệu chứng khác như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa đường sữa phổ biến:
- Kem sữa
- Phô mai
- Kem
Sữa chua là một ngoại lệ. Các men vi sinh trong sữa chua có thể giúp cơ thể bạn hồi phục. Chọn sữa chua thường và bỏ qua sữa chua có đường.
2/ Đồ ăn nhiều chất béo
Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có thể tăng tốc độ co bóp ruột, làm cơ thể bạn vốn đã nhạy cảm lại bị nhạy cảm hơn với các loại đồ ăn. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm như:
- Thức ăn nhanh
- Những miếng thịt mỡ
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Đồ chiên
Lựa chọn tốt hơn là ăn thịt nạc, như thịt gà trắng hoặc súp.
3/ Thực phẩm không đường
Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng, cũng như góp phần vào khí và đầy hơi. Vì vậy, tốt nhất nên tránh:
- Soda ăn kiêng
- Kẹo không đường
- Kẹo cao su không đường
- Gói đường thay thế cho cà phê và trà
4/ Thực phẩm sinh hơi
Một số loại thực phẩm được chứng minh là làm tăng khí/ hơi đường ruột có thể góp phần gây ra tiêu chảy nặng hơn.
Dưới đây là một số ví dụ về các loại rau và đậu sinh hơi:
- Đậu
- Bông cải xanh
- Cải bắp
- Súp lơ
- Hành
Một số lựa chọn tốt hơn bao gồm rau xanh như rau bina, đậu xanh và bí xanh.
Dưới đây là một số ví dụ về một số loại trái cây sinh hơi:
- Trái đào
- Quả lê
- Mận
- Trái cây sấy khô (mơ, mận, nho khô)
Thay vì vậy, bạn có thể ăn quả việt quất, dâu tây, dưa mật hoặc dưa đỏ và / hoặc dứa.
5/ Đồ uống có cồn, Caffeine và có ga
Đối với những người khỏe mạnh, đồ uống có chứa cồn, caffeine và cacbonat thường không gây tiêu chảy. Tuy nhiên, mỗi loại đều có khả năng gây kích thích hệ tiêu hóa, do đó tốt nhất nên tránh các loại thức uống này đến khi tình trạng ổn định.
Không nên uống soda. Tốt hơn Khi bạn bị tiêu chảy nên dùng nước thường.
6/ Thực phẩm không an toàn
Cho dù bạn có bị tiêu chảy hay không, bạn nên luôn đảm bảo rằng bạn chỉ ăn thực phẩm đã được rửa sạch, chế biến và bảo quản. Thực phẩm không được chế biến và bảo quản an toàn sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Luôn luôn tuân thủ vệ sinh thực phẩm tốt:
Rửa tay kỹ trước khi chuẩn bị hoặc ăn bất kỳ thực phẩm.
Rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả.
Rửa sạch bề mặt chuẩn bị thực phẩm bằng nước xà phòng nóng trước và sau khi sử dụng.
Nấu tất cả các loại thực phẩm đến nhiệt độ 100°C.
Làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa ngay sau khi ăn.
7/ Thực phẩm FODMAP cao
Nếu bạn mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS-D) bạn nên tránh các thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao vì vốn dĩ khi bạn mắc bệnh, bạn cũng hay bị tiêu chảy rồi. FODMAP là carbohydrate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến đã được chứng minh là gây ra các triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Bạn thậm chí có thể ăn chế độ ăn ít FODMAP thử xem liệu điều đó có kiểm soát được các triệu chứng của bạn không.
Bài viết liên quan