SỐNG CHUNG VỚI VI KHUẨN – LỢI HAY HẠI?
Trước giờ chúng ta cứ nghĩ xấu cho vi khuẩn, nào là vi khuẩn gây bệnh, nào thì vi khuẩn là kẻ thù của sức khỏe. Đúng nhưng chưa đủ đâu nhé! Vì vi khuẩn thực chất gồm 2 loại, cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu như hại khuẩn được ví như là kẻ xâm lược độc ác thì lời khuẩn lại được vinh danh như những người anh hùng trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe con người.
85:15 – Tỷ lệ vàng cho lợi khuẩn và hại khuẩn
Mỗi người lớn nặng 70kg có thể có khoảng 0.2kg vi khuẩn trong cơ thể, phần lớn nằm trong đại tràng, kế đến là da, chiếm khoảng 0.3% khối lượng cơ thể. Tuy chiếm một số lương nhỏ nhưng vi khuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sức khoẻ của chúng ta. Có hơn 40 bệnh có liên quan đến vi khuẩn, bao gồm trầm cảm, viêm khớp, hội chứng ruột kích thích và ung thư.
Cơ thể người tồn tại 2 nhóm vi khuẩn là lợi khuẩn và hại khuẩn
Có hai nhóm vi khuẩn: lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn là những loại vi khuẩn giúp sản xuất vitamin nhóm B (B1, B5, B6, B9, B12) và vitamin K, tấn công các hại khuẩn, sản xuất các enzyme phá huỷ tế bào hại khuẩn, và kích thích sản xuất các kháng thể IgA và giúp điều chế hòa hoạt động của tế bào T trong hệ miễn dịch.
Trung bình, cơ thể chúng ta có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỷ lệ này mất cân bằng, đó là lúc các mầm bệnh có cơ hội tấn công hệ miễn dịch, gây ra rối loạn tiêu hoá, giảm sức đề kháng, và lâu dài có thể dẫn đến một số bệnh ung thư như ung thư ruột, ung thư thực quản, và ung thư túi mật.
Ngoài ra, từ 90 – 95% serotonin được sản xuất ra bởi lợi khuẩn trong đường ruột. Nghiên cứu cho thấy serotonin có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi xã hội, sự thèm ăn và tiêu hóa, chất lượng của giấc ngủ, ảnh hướng đến hệ thần kinh, trí nhớ và hơn nữa. Do đó, nếu thiếu đi nhiều lợi khuẩn, chúng ta có thể mất ngủ, ăn không ngon, giảm trí nhớ, và về lâu dài có thể bị trầm cảm.
Làm thế nào để bảo đảm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, gây nên các bệnh tiêu hóa
Xã hội hiện đại làm cho chúng ta rất dễ thiếu lợi khuẩn trầm trọng. Tủ lạnh đã loại bỏ phần nhiều vi khuẩn có lợi khi chúng ta bảo quản thực phẩm bằng cách lên men chúng. Chúng ta ăn uống nhiều đường bột và rượu bia… cũng là những nguyên nhân tiêu diệt lợi khuẩn và khuyến khích sự phát triển của hại khuẩn và virus. Các khu đông dân cư, ẩm ướt cũng làm tăng ô nhiễm nấm mốc. Do đó chúng ta phải thay đổi cách sống và học lại những điều tốt từ truyền thống của người xưa và tận dụng công nghệ sinh học để cải thiện sức khoẻ.
Bước đầu tiên, chúng ta có thể bổ sung lợi khuẩn từ các thức ăn được lên men sữa chua, kim chi, dưa chua, miso, chao, đậu hủ và giảm các thức ăn nhiều tinh bột, đường, và rượu bia. Hãy bổ sung các thức ăn này ít nhất một lần mỗi ngày. Đồng thời chúng ta cũng nên giảm tiếp xúc với hại khuẩn bằng việc ăn uống hợp vệ sinh.
Tăng cường chất xơ tạo môi trường sống tốt cho lợi khuẩn
Bước hai, chúng ta phải tạo môi trường sống tốt cho lợi khuẩn bằng việc tăng cường chất xơ qua thức ăn như rau quả, khoai lang và sản phẩm bổ sung chất xơ thiên nhiên. Chúng ta cũng nên tăng cường chất béo lành mạnh (chất béo chưa bão hòa) và omega từ các loại cá béo, dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải…
Cuối cùng, chúng ta phải bổ sung lợi khuẩn từ probiotics. Do cuộc sống hiện đại bận rộn và mức ô nhiễm quá cao nên chúng ta phải tăng lợi khuẩn hơn gấp nhiều lần so với những thời kỳ trước đây. Rất nhiều người trên thế giới đã nhận ra ích lợi của lợi khuẩn và ảnh hưởng xấu của môi trường sống đối với sức khoẻ. Do đó trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế, đã cho ra đời nhiều mặt hàng probiotics từ thực phẩm đến dược phẩm. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng có tác dụng. Rất nhiều mặt hàng probiotics chứa lợi khuẩn không sống sót qua dạ dày hoặc đã chết một phần ngay khi lúc đóng gói.
Chọn Probiotics cần lưu ý gì?
Lựa chọn những dòng lợi khuẩn có thể phát triển trong đường ruột
– Dòng vi khuẩn: Bacillus coagulans, Lactobacillus, Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacterium longum, vì đây là những dòng lợi khuẩn có thể sống sót qua hệ tiêu hoá và tiếp tục phát triển trong đường ruột
– Số lượng lợi khuẩn: Cần chọn sản phẩm có ít nhất 100 triệu CFU (100 triệu lợi khuẩn) để tăng hiệu quả
– Khả năng tồn tại: Đa số các quy trình đóng gói làm chết lợi khuẩn, nếu số lượng lợi khuẩn cao nhưng không lợi khuẩn nào sống sót thì cũng vô hiệu. Vì vậy, cần tìm những sản phẩm có qui trình đóng gói trong nitơ ở nhiệt độ thấp và được kiểm soát hoạt độ nước Aw (nước tự do) ≤ 0,2% đảm bảo men vi sinh đạt độ ổn định từ lúc xuất xưởng cho đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Theo nghiên cứu khoa học, lợi khuẩn có nhiều lợi ích sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Cải thiện sự tiêu hóa, tăng năng lượng từ việc sản sinh vitamin nhóm B B12.
- Cải thiện hơi thở tốt hơn vì lợi khuẩn tiêu diệt nấm candida gây mùi hôi.
- Giảm lão hoá và da sẽ khỏe hơn vì một số lợi khuẩn tự nhiên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh eczema và bệnh vẩy nến.
- Giảm nguy cơ cảm lạnh và cảm cúm.
- Hỗ trợ Điều trị bệnh hội chứng ruột bị rò rỉ ruột và viêm ruột.
- Giúp giảm cân do tăng năng lượng từ vitamin B12 và hệ miễn dịch. ức chế hấp thu chất béo trong khẩu phần ăn và tăng đào thải chất béo ra ngoài theo đường phân.
- Một số lợi khuẩn cũng giúp phòng chống ung thư.
- Giảm sự lạm dụng tác dụng phụ và tăng hoạt tính thuốc kháng sinh.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau cổ tử cung ngăn nấm Candida âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Ngừa sâu răng và bệnh viêm nướu.
- Chữa và Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn
- Giảm cholesterol
- Chống lại vi khuẩn gây loét dạ dày
- Giảm mụn trứng cá
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh quá nhiều lợi ích từ lợi khuẩn. Cơ thể chúng ta có khoảng 30 nghìn tỷ tế bào, nhưng số lượng lợi khuẩn nhiều gấp 1,3 lần so với số lượng tế bào. Đã đến lúc chúng ta lấy lại cân bằng của cuộc sống.
Bài viết liên quan