21/05/2021

Tình trạng “ọc sữa” xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ trẻ rất lo lắng không biết con mình có vấn đề về sức khỏe hay không và bối rối không biết xử trí thế nào để không nguy hiểm cho trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ọc sữa ở trẻ em nhé!

ỌC SỮA (NÔN TRỚ) LÀ GÌ?

Phân biệt ọc sữa và nôn trớ:

  • Ọc sữa: Khi em bé ọc sữa, nó sẽ ra một cách dễ dàng, ít hoặc không có lực. Thức ăn trong dạ dày có thể trào lên cổ họng hoặc bé cũng có thể nuốt không khí khi bú. Khi không khí đó trở lại dưới dạng ợ hơi, một số chất lỏng có thể đi cùng với nó. Điều này là bình thường ở trẻ sơ sinh và thường không có gì đáng lo ngại.
  • Nôn trớ: Khi bé rặn mạnh, các chất trong dạ dày sẽ bắn ra ngoài một cách mạnh mẽ khiến bé khó chịu. Số lượng chất nôn có thể sẽ nhiều hơn so với khi trẻ ọc sữa. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt hoặc quấy khóc.

Hiện tượng nôn trớ thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ đi kèm với những dấu hiệu khác như sau là các biểu hiện bệnh lý:

  • Khóc thét khi đang bú

  • Bụng chướng

  • Đau quặn bụng, ưỡn bụng

  • Rơi vào trạng thái lơ mơ

  • Có hiện tượng co giật

  • Mất nước, khô miệng

  • Bãi nôn có xuất hiện máu hoặc có màu vàng, màu xanh

Nôn trớ khi bú có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: tắc ruột, lồng ruột, thiếu canxi,... Do vậy, không nên chủ quan, cần theo dõi biểu hiện, cân nặng của trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý thực đơn của trẻ xem có thiếu một số chất nào không để có thể bổ sung kịp thời.

ỌC SỮA (NÔN TRỚ) Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

NGUYÊN NHÂN NÔN TRỚ 

1. Nôn trớ sinh lý

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, khi trẻ ăn no thường dễ dẫn tới hiện tượng nôn trớ. Ngoài ra, có thể do cách chăm sóc của bà mẹ chưa đúng như:

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, ép bú quá mức

  • Trẻ bú không đúng tư thế, bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày.

  • Trẻ vừa ăn no đã cho trẻ nằm

  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặn

  • Mùi vị thức ăn không phù hợp

2. Nôn trớ bệnh lý

Nôn trớ bệnh lý sẽ thường kèm theo một số triệu chứng khác như chướng bụng, đau bụng, nôn có lẫn máu, co giật,...

2.1 Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa

Một số bệnh lý nội khoa gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh như:

  • Các bệnh về đường tiêu hóa: Chậm nhu động ruột, tiêu chảy

  • Viêm đường hô hấp trên

  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ prothrombin

  • Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não mủ

  • Hội chứng sinh dục ở thượng thận

  • Rối loạn thần kinh thực vật: Co thắt môn vị

2.2 Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa

  • Nôn do dị vật đường tiêu hóa: Hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành. Trẻ thường có biểu hiện nôn trớ những ngày đầu sau sinh.

  • Nôn do xoắn ruột, tắc ruột: Thường có kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bí trung đại tiện, bụng chướng và đi ngoài có lẫn máu, dịch dạ dày có màu đen.

ỌC SỮA (NÔN TRỚ) Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

CÁCH KHẮC PHỤC TRẺ EM NÔN TRỚ

Trẻ nôn trớ nhiều có thể dẫn tới mất nước, suy dinh dưỡng, một số trường hợp có thể bị sặc chất nôn gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, các bà mẹ cần lưu ý và biết cách xử trí khi trẻ nôn trớ. Một số biện pháp xử trí bao gồm:

1. Cho trẻ bú đúng cách

Dựa vào cấu tạo, vị trí giải phẫu của dạ dày, nên cho trẻ bú bên trái trước vì lúc này lượng dịch dạ dày còn ít. Sau đó, khi dạ dày chứa nhiều sữa cần chuyển cho trẻ bú phải vì bé cần nằm nghiêng trái. Như vậy sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu lại trong dạ dày mà không trào ngược lại.

Ngoài ra, khi đang bú, trẻ có quấy khóc nên dừng ngay việc bú lại để tránh sặc. Không nên cho trẻ bú quá nhiều, cần chia làm nhiều bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 2-4 giờ.

ỌC SỮA (NÔN TRỚ) Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

2. Giữ đúng tư thế sau khi bú

Sau khi bú xong, bà mẹ cần bế trẻ cao đầu trong khoảng 15-20 phút, không cho trẻ nằm. Vỗ nhẹ lưng để đẩy không khí từ dạ dày ra, giúp trẻ ợ hơi tốt.

ỌC SỮA (NÔN TRỚ) Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

3. Nới lỏng quần áo

Quần áo, tã quá chặt khiến cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ nôn trớ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của trẻ, mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt, đặc biệt là khu vực quanh bụng.

Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ sau khi bú, bà mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh sặc chất nôn. Làm sạch chất nôn trong mũi, miệng và họng trẻ bằng cách hút hoặc lấy khăn gạc thấm. Cuối cùng đánh giá chất nôn và tiếp tục theo dõi trẻ.

4. Dùng thuốc hỗ trợ Simethicone

Simethicone dạng nhũ dịch vừa tiện lợi dùng cho trẻ em vừa có tác dụng làm giảm ọc sữa. Chúng an toàn cho trẻ sơ sinh vì không hấp thu vào máu, chỉ có tác dụng tại chỗ trong ruột giúp phá vỡ các bong bóng khí giúp trẻ giảm đầy bụng tránh ọc sữa.

AustrapharmVN

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-so-sinh-non-tro-sau-khi-bu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc/

https://www.similac.com/baby-feeding/issues/spit-up-vomit.html

 

Bài viết liên quan