Ợ nóng là tình trạng kích thích thực quản do acid trào ngược (đi lên) từ dạ dày gây ra các cảm giác nóng khó chịu ở vùng trên bụng hoặc dưới xương ức. Triệu chứng ợ nóng nếu diễn ra thường xuyên, có thể đây là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc GERD (Gastro Esophageal Reflux Disease). 

 

DẤU HIỆU CỦA BỆNH Ợ NÓNG

Ợ nóng cũng giống như cái tên: nó có dấu hiện là có cảm giác nóng như đốt ở vùng xương ức hoặc giữa ngực, đôi lúc bạn cũng có cảm giác ở vùng cổ họng. Nó có thể đi kèm với các triệu chứng như: 

  • Cảm giác đau ở vùng ngực khi bạn cúi xuống hay nằm xuống

  • Có vị nóng, đắng hoặc vị mặn ở cuống họng do dịch trào ngược của acid dạ dày

  • Cảm thấy khó nuốt

  • Cảm giác thức ăn bị kẹt trong ngực hoặc cổ họng

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ợ NÓNG

Các triệu chứng của bệnh ợ nóng thường xuất hiện bởi van cơ gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES- lower esophageal sphincter) có vấn đề. Van cơ này nằm ở chỗ gặp nhau của thực quản với dạ dày, dưới lồng ngực, hơi nằm bên trái. Thông thường, với sự giúp đỡ của trọng lượng, LES sẽ giúp acid dạ dày nằm này trong dạ dày. Khi mọi thứ diễn ra bình thường, LES sẽ mở ra giúp thức ăn đi vào dạ dày hoặc giúp bạn ợ hơi sau đó sẽ đóng lại. Nhưng nếu LES mở thường xuyên hoặc không đóng chặt, acid dạ dày sẽ thoát ra đi vào thực quản và tạo cảm giác nóng rát.

Nếu LES không đóng chặt thì thường ra có 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là bạn ăn quá nhiều, nguyên nhân thứ 2 là có quá nhiều áp lực lên dạ dày của bạn như béo phì, mang thai hoặc táo bón.

Một vài món ăn làm giãn cơ của LES và tăng dịch acid dạ dày như: cà chua, cam, tỏi, hành, chocolate, cà phê...

Các bữa ăn nhiều chất béo cũng thường xuyên dẫn đến ợ nóng. Stress hoặc thiếu ngủ cũng làm acid tăng cao và gây ra ợ nóng.

Nếu bạn là phụ nữ mang thai, hormone progesterone có thể làm giãn cơ LES và dẫn đến ợ nóng. Hút thuốc lá cũng là một lý do gây ợ nóng.

CHẨN ĐOÁN Ợ NÓNG

Nếu ợ nóng kéo dài, nó là một dấu hiệu cho một tình trạng càng nghiêm trọng hơn đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để có thể chẩn đoán nó nghiêm trọng như thế nào, chúng ta có vài cách chẩn đoán như:

  • X-ray: Bạn sẽ được uống hỗn dịch barium để tạo một lớp mỏng bao quanh thành của đường trên hệ tiêu hóa: thực quản, dạ dày, hệ đường ruột non trên. Lớp bao này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề ở hệ tiêu hóa của bạn. 
  • Nội soi: một chiếc nhỏ camera sẽ được đặt xuống từ cổ họng của bạn để có một cái nhìn tổng quát về hệ tiêu hóa đường trên.
  • Kiểm tra pH thực quản: Một máy kiểm tra pH sẽ được đặt trong thực quản của bạn và kết nối với một máy nhỏ bạn đeo ở thắt lưng hay vai. Nó sẽ kiểm tra khi nào dịch dạ dày sẽ lên đến dạ dày và kéo dài trong bao lâu
  • Kiểm tra khả năng di chuyển của van cơ thực quản. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH Ợ NÓNG

Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC)

Thông thường, để điều trị bệnh ợ chua ta dùng các thuốc (OTC) như:

  • Kháng acid: Để làm giảm tính acid trong dạ dày để làm giảm triệu chứng nóng đau.
  • Ức chế acid hay ức chế bơm proton: Giảm lượng acid ở dạ dày giúp làm giảm các triệu chứng của ợ nóng.

Ngoài ra, các biện pháp như thay đổi lối sống cũng giúp ích cho việc giảm triệu chứng của ợ nóng chua như:

Ăn uống khoa học

Người bệnh không nên ăn quá no mà chỉ nên ăn khoảng 60% lượng thức ăn, kết hợp ăn thêm các bữa phụ. Việc ăn với lượng nhỏ giúp dạ dày giảm áp lực trong quá trình tiêu hóa, hạn chế trào ngược dịch dạ dày, giảm số lần xuất hiện các cơn ợ nóng.

Đồng thời, bệnh nhân cần chú ý ăn uống đúng giờ (nhằm tạo cho dạ dày một nhịp sinh học ổn định, tránh bị kích thích làm tăng tiết axit dư thừa) và không nên ăn tối quá muộn (vì khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ sinh ra khí, tăng tiết axit, dẫn tới đầy bụng, ợ nóng).

Tránh căng thẳng tâm lý

Tình trạng áp lực, căng thẳng thần kinh cũng tác động xấu tới hệ tiêu hóa, gián tiếp gây ợ nóng, ợ chua. Vì vậy, người bệnh ợ nóng cần cân bằng cuộc sống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.

Bỏ thuốc lá 

Chất nicotin từ thuốc lá cản trở hoạt động đúng của cơ thắt thực quản dưới từ đó làm dịch acid dạ dày thoát ra đi lên thực quản gây ra triệu chứng ợ nóng. Ngoài ra thuốc lá còn tăng tiết dịch acid và làm khô nước bọt (giúp trung hòa dịch acid). Nicotin trong thuốc lá có thể gây nghiện vì vậy việc bỏ thuốc lá có thể gặp khó khăn. Bạn có thể phối hợp các cách dưới đây để từ bỏ thuốc lá:

  • Nói chuyện với chuyên gia tư vấn
  • Dùng thuốc để vượt qua cơn thèm nicotine
  • Tham gia các nhóm từ bỏ hút thuốc lá

 

Bạn cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để biết được nguyên nhân chính xác gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Nâng cao đầu giường 

Nếu bạn đang bị ợ nóng vào ban đêm, nâng cao đầu giường từ 15cm đến 20cm sẽ làm giảm trào ngược dịch acid. Bạn có thể đặt gối nệm dưới tấm nệm của bạn hoặc đặt những khối gỗ dưới chân giường để phần trên cơ thể bạn cao hơn một chút khi nằm xuống ngủ.  Việc này làm cho trọng lực hoạt động tốt hơn, giúp cản trở lượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên không nên kê thêm gối cao vì có thể gây ra sự uốn cong không tự nhiên của cơ thể, làm tăng áp lực trong dạ dày và nặng hơn tình trạng ợ nóng.

Khám sức khỏe định kỳ

Austrapharm VN

Tham khảo: https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/understanding-heartburn-basics#1

 

 

 

 

Bài viết liên quan