Thời điểm giao mùa là lúc rất dễ gây ra các bệnh tiêu hoá, đặc biệt là với con trẻ. Vì thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nước nhiễm bẩn, thức ăn nhiễm khuẩn – gặp nhiệt độ thuận lợi – càng làm sinh sôi các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

Vậy cách nào để phòng ngừa các bệnh tiêu hoá, để bảo vệ bụng khoẻ khi thời tiết chuyển mùa?

Đối tượng rối loạn tiêu hoá mùa hè đa số là trẻ em

Các loại khuẩn hại gây bệnh tiêu hoá bao gồm Salmonella, E.coli…luôn rình rập và dễ dàng tấn công hệ tiêu hoá. Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh tiêu hoá khi chuyển mùa do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, chưa đủ sức chống lại các loại hại khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hoá có các biểu hiện đi ngoài liên tục, tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước…Để bảo vệ trẻ tránh các bệnh tiêu hoá mùa hè, chúng ta cần vệ sinh môi trường sống xung quanh, vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn, thực hiện ăn chín, uống sôi. Ngoài ra, để phòng bệnh rối loạn tiêu hoá khi chuyển mùa chúng ta có thể xây dựng “hàng phòng thủ” khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá của trẻ.

MÙA HÈ LÀ MÙA CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm gây rối loạn tiêu hoá

Bổ sung men vi sinh chính là cách xây dựng “hàng phòng thủ” cho hệ tiêu hoá

Theo nghiên cứu, đường ruột chúng ta luôn tồn tại song song hai loaị vi khuẩn trong đường ruột, đó là hại khuẩn và lợi khuẩn. Theo đó, lợi khuẩn chiến đấu với hại khuẩn mỗi ngày để bảo vệ đường ruột khoẻ mạnh.

Nếu đường ruột giữ được tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn thì hệ vi sinh đường ruột sẽ cân bằng, giúp bụng khoẻ mỗi ngày. Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, hay các loại thực phẩm bẩn sẽ làm giảm tỉ lệ lợi khuẩn, tăng tỉ lệ hại khuẩn và sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột cùng các bệnh tiêu hoá kể trên.

Một chế độ ăn ít rau xanh, chất xơ cũng làm giảm đáng kể lợi khuẩn trong đường ruột. Chúng ta cần chú ý bổ sung các loại rau củ, trái cây ít đường vì đây là thức ăn hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.

Ngoài ra, chúng ta cần chủ động bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh) có trong các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sẽ giúp bụng khoẻ mỗi ngày. Men vi sinh (Probiotics) chính là những chiến sĩ dũng mãnh, làm nên hàng phòng thủ chắc chắn để chiến đấu với các loại hại khuẩn gây rối loạn tiêu hoá.

MÙA HÈ LÀ MÙA CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Ăn nhiều rau xanh giúp cân bằng hệ tiêu hoá

Bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh) một cách khoa học

Men vi sinh hay còn gọi là lợi khuẩn từ lâu đã được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, tuy nhiên loại men vi sinh trong sữa chua ( L.Bulgaricus) không sống lâu trong ruột nên khó cân bằng được tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn trong đường ruột.

Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến nghị bổ sung các lợi khuẩn sống lâu trong ruột bằng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

MÙA HÈ LÀ MÙA CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Men vi sinh hiện nay được đóng gói trong nitơ và bao vi nang để đảm bảo sống lâu trong đường ruột

Theo các chuyên gia, đa số men vi sinh sống (probiotics) rất dễ chết trong môi trường axit của dịch vị dạ dày. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay nhiều công nghệ mới như bao vi nang (như lớp áo giáp, bảo vệ men vi sinh không tiếp xúc với dịch vị dạ dày) , đóng gói men vi sinh trong nitơ, hoạt độ nước dưới 0,2% (để giảm tối đa hơi ẩm và oxy, gây hại cho men vi sinh) giúp lợi khuẩn sống lâu hơn trong đường ruột, được áp dụng trong các chế phẩm men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bụng khoẻ mỗi ngày.

Ngoài chức năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, men vi sinh còn có những công dụng khác như giảm cholesterol, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, giảm viêm nhiễm âm đạo, giảm hôi miệng…Chính vì vậy, việc chủ động bổ sung men vi sinh không chỉ giúp bạn có bụng khoẻ mà còn giúp tăng cường và chăm sóc sức khoẻ cho cả nhà.

Bài viết liên quan