MÔI TRƯỜNG TỐT BẢO VỆ LỢI KHUẨN
21/04/2021
Men vi sinh (lợi khuẩn hay vi khuẩn có lợi hay probiotics) được định nghĩa là vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng vừa đủ, mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ, bao gồm ức chế sự phát triển của mầm bệnh, duy trì sức khỏe thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột, kích thích hệ miễn dịch, giảm táo bón, hấp thu canxi, tổng hợp vitamin và chất chống vi khuẩn và sự tiêu hóa của protein. Nhờ có các lợi ích đối với sức khỏe mà ngày nay càng ngày càng có nhiều các sản phẩm men vi sinh ra đời.
Tuy nhiên men vi sinh dễ bị ảnh hưởng xấu bởi nhiệt độ, độ ẩm, oxy, pH dạ dày nên công nghệ sản xuất men vi sinh đòi hỏi các kỹ thuật để có thể bảo quản men vi sinh từ khi sản xuất đến tận khi sử dụng sản phẩm nhằm tăng độ ổn định, tăng chất lượng sản phẩm.
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số cách bảo vệ men vi sinh:
HỖN DỊCH DẦU CHỨA VI KHUẨN PROBIOTIC
Dầu thực vật được sử dụng để tạo hỗn dịch với lợi khuẩn nhằm đảm bảo độ ổn định cho sản phẩm men vi sinh. Các loại dầu thực vật có thể ăn được, trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn có thể dùng được như là dầu cám gạo, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu bơ, dầu ô liu, dầu cây rum, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hạt bông, dầu dừa, dầu hạt nho, dầu cọ, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, hoặc kết hợp của nhiều loại dầu.
Vi khuẩn probiotic có thể ở dạng rắn, cụ thể là ở dạng bột, bột khử nước hoặc bột đông khô.
Hỗn dịch dầu được điều chế bằng cách cho dầu vào một thùng chứa có các phương tiện khuấy và gia nhiệt. Sau đó, các lợi khuẩn probiotic ở thể rắn được bổ sung dần dần, khuấy đều, tránh hình thành cục và kết tụ. Khi việc bổ sung vi khuẩn hoàn tất, hỗn dịch dầu được khuấy trong thời gian từ 1 đến 30 phút, có thể bằng cách gia nhiệt nhẹ đến nhiệt độ từ 25°C đến 400C, tốt nhất là từ 300C đến 350C.
Thực tế trên thị trường cũng có bán các loại men vi sinh dạng lỏng có chứa dầu và vi khuẩn lactic để điều trị một số rối loạn đường ruột, chẳng hạn như đau bụng ở bệnh nhi. Tuy nhiên, có một số nhược điểm làm hạn chế việc sử dụng:
-
Một bất lợi đầu tiên liên quan đến sự không ổn định của vi khuẩn. Trong thực tế, vi khuẩn lactic ngâm trong dầu thiếu tính ổn định gây ra sự phân hủy lượng vi khuẩn theo thời gian. Lượng vi khuẩn được công bố ban đầu cho một chế phẩm có thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, hàm lượng vi khuẩn ban đầu có trong sản phẩm ban đầu có thể giảm so với hàm lượng công bố trên nhãn sau một khoảng thời gian sau.
-
Một bất lợi thứ hai liên quan đến bản chất của dầu không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái sống của vi khuẩn mà còn có thể điều chỉnh hiệu quả của chúng, một khi được sử dụng trong cơ thể sinh vật (sức sống và chức năng trong cơ thể).
-
Cuối cùng, sau một khoảng thời gian nhất định, vi khuẩn lactic ngâm trong dầu có thể tạo ra kết tủa hoặc kết tụ, dẫn đến sự hình thành cặn lắng sau đó. Những hiện tượng này có thể làm thay đổi "thời hạn sử dụng" của chế phẩm.
Do đó, bạn nên chọn sản phẩm men vi sinh dạng lỏng có chứa dầu và vi khuẩn probiotic đã được nghiên cứu có độ ổn định theo thời gian, tránh được cả 3 điều bất lợi phía trên.
CÔNG NGHỆ BAO VI NANG
Để phát huy tác dụng có lợi, các vi sinh vật phải không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường và phải có khả năng bám dính và khu trú trong đường tiêu hóa của con người. Một số kỹ thuật bao gói và vật liệu bao gói có sẵn để sản xuất các hạt probiotic, tuy nhiên, điều quan trọng là quá trình này không được gây hấn, giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương và tổn thất tế bào, ngoài ra, các đặc tính của hạt thu được phải phù hợp với mục đích đã đề ra.
Bao vi nang thường được đề cập đến như một cách để bảo vệ vi khuẩn chống lại các yếu tố môi trường khắc nghiệt. Mục tiêu của bao vi nang là tạo ra một môi trường vi sinh trong đó vi khuẩn sẽ tồn tại trong quá trình chế biến và bảo quản và được giải phóng tại các vị trí thích hợp (ví dụ như ruột non) trong đường tiêu hóa. Lợi ích của việc bao vi nang là để bảo vệ probiotics chống lại độ pH trong dạ dày thấp. Nhờ vậy vi khuẩn probiotic đạt được tính toàn vẹn sinh học trong quá trình vận chuyển dạ dày - tá tràng.
Công nghệ bao vi nang là bao probiotic ở dạng hạt có kích thước mili, micro hoặc nano ngăn không cho các vi sinh vật này nhân lên trong thực phẩm. Lớp phủ hoặc vỏ của viên nang kín cần phải bán thấm, mỏng nhưng chắc để hỗ trợ các điều kiện môi trường duy trì sự sống của tế bào, nhưng nó có thể được thiết kế để giải phóng tế bào men vi sinh trong một khu vực cụ thể của cơ thể con người. Vật liệu vỏ bọc bao gồm nhiều loại polymer, carbohydrate, chất béo và sáp tùy thuộc vào vật liệu lõi cần được bảo vệ.
Hiện nay, có các kỹ thuật bao vi nang men vi sinh khác nhau như: ép đùn, tạo nhũ tương, sấy phun, phun lạnh và phun tầng sôi.
Austrapharm VN
Tài liệu tham khảo:
(1) https://www.intechopen.com/books/probiotics/encapsulation-technology-to-protect-probiotic-bacteria
(2) https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0963996920307079
(3) https://www.freepatentsonline.com/8105577.html
(4) https://patents.google.com/patent/WO2010103374A2/en
(5) https://patents.google.com/patent/WO2017223150A1/en
(6) https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1541-4337.12532
Bài viết liên quan