ĐẦY HƠI LUÔN BAO VÂY BẠN
Các vấn đề về đường tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống mà còn đem lại sự khó chịu cho cơ thể và nhiều khi gây những bệnh lý nguy hiểm (như hội chứng dạ dày-tim, loét dạ dày)
Đầy hơi sau ăn
Đầy hơi, chướng bụng khó tiêu là những biểu hiện cơ bản của việc dư thừa hơi bên trong khoang ruột bởi những phản ứng lên men thức ăn trong lòng ruột. Người mắc chứng này sẽ khó chịu, bứt rứt và ăn uống không ngon miệng. Không chỉ thế, đầy hơi chướng bụng khó tiêu còn khiến cho việc tiêu hóa bị trì trệ và dẫn đến rối loạn biến dưỡng.
- Các nguyên nhân có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi:
1.1 Thức ăn dầu mỡ: Cơm chiên, gà rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và gần nhất là tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Món cơm chiên với nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho dạ dày của bạn. Chướng bụng, khó tiêu là hai triệu chứng thường gặp nhất sau khi bạn dùng bữa sáng với thực đơn này.
1.2 Sữa kem ngọt béo: Sữa và sản phẩm từ sữa là những thực phẩm "nổi tiếng" có nhiều lactose, ngoài ra còn có một số sản phẩm không phải là sữa nhưng có chứa một loại protein được gọi là casein cũng có lactose. Ở cả người lớn và trẻ nhỏ đều có chung một triệu chứng dễ đầy bụng sau khi ăn ngọt-béo như kem. Nguyên nhân là do một số người hệ tiêu hóa không dung nạp đường lactose trong kem và sữa nên gây ra đầy hơi, thậm chí đau bụng, tiêu chảy.
1.3 Chất kích thích: Ở một trạng thái khác là sau khi dùng cà phê bạn sẽ có cảm giác khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi vì chất caffein làm giảm tạm thời cảm giác thèm ăn. Hơn nữa tanin (vị chát) thường có trong cà phê, trà có đặc tính đông tủa protein (sữa); tanin và protein sẽ tạo thành một hợp chất trơ cứng gây tình trạng khó tiêu hóa.
1.4 Thức ăn cay nóng: Gia vị cay nóng luôn được cảnh báo là thực phẩm không mấy thân thiện với hệ tiêu hóa. Một số món ăn đang sốt ở giới trẻ như mì cay, bánh mì nướng muối ớt, bánh tráng cuốn bơ...thì lại nằm trong danh sách đó. Sau khi dùng thức ăn cay và béo nguy cơ cao bạn sẽ gặp là chướng bụng đầy hơi, dẫn đến khó tiêu.
1.5 Ăn trái cây ngọt ngay sau bữa ăn: Lúc này dạ dày phải căng ra để chứa thức ăn. Nếu bạn ăn trái cây ngay vào thời điểm đó, các đường glucose, fructose trong trái cây sẽ lên men làm tăng thêm sự đầy hơi.
1.6 Mỗi người nên tự theo dõi để biết thực phẩm dễ gây đầy hơi cho mình: Tăng sự sản xuất gas ở ruột già, một số thức ăn chưa tiêu hóa hết, sự lên men lượng thức ăn này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng hơi trong ruột làm cản trở sự lưu thông và tiêu hóa thức ăn. Các thức ăn chứa carbonhydrate thường tạo ra nhiều gas: các loại đậu, tinh bột (trừ cơm), chất xơ, thực phẩm công nghiệp chứa sorbitol, fructose, sữa. Lắng nghe tiếng nói cơ thể là lời khuyên hữu ích nhất, vì chỉ có bạn mới hiểu cơ thể mình cần gì khi có những biến đổi bên trong.
2- Đầy hơi và những biến chứng nguy hiểm
2.1 Hội chứng dạ dày tim-Gastrocardiac Syndrome: hay còn gọi là Hội chứng Roemheld viết tắt là RS. Hội chứng dạ dày tim được hiểu như là hội chứng mà sự tích hơi quá nhiều trong ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) gây ra các triệu chứng bất lợi đến tim mạch. Đối với những người lớn tuổi rất dễ xảy ra các biến cố trên tim mạch, do đó cần cẩn trọng đối với hội chứng này.
Khi bị đầy hơi, bụng sẽ chướng to, căng tức gây chèn ép cơ hoành (cơ ngăn giữa lồng ngực và bụng), tạo áp lực lên vùng thượng vị gây chèn ép tim. Khi tim bị chèn ép gây khó thở do giảm khả năng tống máu của tim, làm rối loạn nhịp tim hoặc thay đổi huyết áp. Ở những người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên, nếu bị suy tim hay cao huyết áp một phần sẽ ảnh hưởng xấu lên tình trạng bệnh.
Ngoài ra, đầy hơi trong dạ dày- ruột gây chèn ép dây thần kinh phế vị (dây thần kinh chi phối vận động, cảm giác của tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận…) làm chậm nhịp tim. Khi nhịp tim chậm, phản ứng bù trừ của tim được kích hoạt để tăng nhịp tim, đồng thời-kéo theo tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim và kết quả là gây mệt mỏi, đau ngực.
2.2 Đầy hơi là tiền đề cho Loét dạ dày: dạ dày không ổn định, kéo theo một số thức ăn nạp vào cơ thể ở lâu trong dạ dày lên men gây ra lượng khí…chúng sẽ gây ra những cơn ợ nóng-ợ chua từ lượng axit dạ dày dư thừa đi qua nắp hang vị. Một lý do khác là dạ dày có những vết trầy xướt, hoặc loét nhỏ…và đầy hơi làm tăng áp lực khí, dạ dày căng tức và làm cho vết loét dãn to.
Bài viết liên quan