Những bữa ăn đầu đời thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất sau này của trẻ. Đây cũng là nỗi lo của nhiều bà mẹ bỉm sữa khi không biết phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho trẻ.

Ăn dặm sai cách gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Một số mẹ nghĩ rằng cho bé ăn nhiều loại thức ăn sẽ bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng cho bé, nhưng việc này chỉ gây ra tác dụng ngược lại là khiến cho trẻ bị đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa được thức ăn.

Thậm chí, một số trường hợp mẹ đưa con đến viện do bị tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân là do chế độ ăn dặm không phù hợp khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này của trẻ.

CHO TRẺ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… Đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa, thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Thường khi bước qua tháng thứ 6, cha mẹ bắt đầu cho bé thay đổi chế độ ăn từ sữa sang các thức ăn đặc hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và vận động của trẻ giai đoạn này. Đây là một trong những bước thay đổi quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy vậy, hệ tiêu hóa lúc này của trẻ còn non nớt nên chưa thể đáp ứng kịp sự thay đổi đột ngột này và hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng do một số các vi khuẩn có ích bị tiêu diệt.

Cách điều trị tốt nhất là bổ sung các men vi sinh sống có ích để làm cân bằng lại hệ vi sinh đã bị phá vỡ này. Những sản phẩm này ngoài tác dụng bổ sung một số lượng lớn men vi sinh sống có ích còn chứa nhiều vitamin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Tham khảo thêm về men vi sinh cho trẻ tại đây:

http://suckhoetieuhoa.com/products-page/sp/l-bio-3d/

Cho trẻ ăn dặm như thế nào mới đúng?

Các mẹ cần đảm bảo những nguyên tắc sau khi tập cho trẻ ăn dặm:

– Nguyên tắc “ngọt – mặn”: Khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, bột ngọt nên là lựa chọn đầu tiên vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

CHO TRẺ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH

– Nguyên tắc “ít – nhiều”: Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1-2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa phát triển tốt và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

– Nguyên tắc “loãng – đặc”: Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

– Nguyên tắc “màu sắc”: Bột ăn dặm của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng (nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) giúp trẻ phát triển tốt. Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

– Nguyên tắc “không ăn không ép”: Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng một thời gian khoảng 5 – 7 ngày, rồi sau đó tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc tập ăn dặm.

Trang Phạm (Tổng hợp)

Bài viết liên quan