24/03/2020

Cha mẹ quan niệm trẻ con cũng như người lớn, có thể ngủ muộn hay thức muộn hơn một chút hoặc ngủ không quá quan trọng. Tuy nhiên, tâm lý này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ khiến trẻ mệt mỏi, hoặc hình thành nên thói quen không tốt ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ và khiến trẻ khó trở về nhịp sống bình thường sau những ngày nghỉ dài.

Giúp bé ngủ ngon trong những ngày nghỉ dài

Đối với trẻ em, giấc ngủ quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngủ không ngon giấc hoặc bị thiếu ngủ, sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và trẻ sẽ kém nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ. Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết của một số hormone, bao gồm cả hormone giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể làm tăng cơn thèm ăn, gây ra chứng thừa cân và béo phì ở trẻ. Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít bệnh vặt.

Trong các chuyến đi di chuyển về quê hay du lịch, thì việc đưa bé ngủ đúng giờ và đủ giấc dường như trở thành chuyện bất khả thi. Nhưng nếu thiếu ngủ bé sẽ trở nên “xấu tính”, quấy khóc và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi rất nhiều. Khi đó, những ngày nghỉ dài có thể sẽ không còn diễn ra như bạn mong muốn.

Bên cạnh đó là tình trạng biếng ăn-kém hấp thu. Biếng ăn đã mệt, bé ăn tốt nhưng kém hấp thu cũng đau đầu không kém. Bởi kém hấp thu, dù ăn tốt thì bé vẫn còi cọc và chậm tăng cân. Theo các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...), hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý...

Để giúp trẻ có được những gì giấc ngủ ngon trong những ngày nghỉ dài, cha mẹ hãy thử thực hiện một số cách sau:

Giữ cho bé cảm thấy an toàn như ở nhà: Cho bé có cảm giác như ở nhà kể cả khi đi du lịch hay về ở nhà ông bà, họ hàng trong những ngày lễ Tết. Hãy mang theo cho trẻ cuốn sách yêu thích, đồ chơi và chiếc chăn quen thuộc gắn liền với giấc ngủ của bé.

Chọn nơi ngủ phù hợp với bé nhất có thể: lựa chọn giường hoặc phòng ngủ phù hợp nhất có thể như: nhà ông bà, họ hàng hay khách sạn nơi bạn nghỉ. Mua một chiếc nôi ngủ du lịch tốt với tấm nệm thoải mái sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngon giấc khi di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau. Với các bé nhỏ hơn, có thể mang theo xe đẩy, vừa có thể giảm bớt gánh nặng của bạn trong việc bế bồng, vừa có thể giúp bé tranh thủ ngủ được khi bố mẹ đẩy bé đi dạo.

Cho bé hoạt động thật nhiều vào ban ngày: hãy cho bé tham gia thật nhiều vào các hoạt động ngoài trời, cùng với mọi người và đừng nên đi quá xa khỏi nơi bạn sẽ nghỉ vào buổi tối để giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ ban đêm.

24/03/2020- GIÚP BÉ NGỦ NGON-HẤP THU TỐT TRONG NHỮNG NGÀY NGHỈ DÀI

Các hoạt động ban ngày đan xen lịch trình ngủ: kế hoạch hoạt động hàng ngày của cả nhà hãy xoay xung quanh lịch trình giấc ngủ của bé. Nếu có thể, nên để trẻ ngủ ít nhất một lần vào ban ngày, trong nôi du lịch hoặc giường nơi bé sẽ ngủ vào ban đêm.

Đảm bảo đủ thời gian ngủ tốt nhất có thể cho trẻ

Trẻ sơ sinh - 5 tuổi: giấc ngủ trong những ngày nghỉ dài càng quan trọng hơn. Không chỉ bé mà ngay cả người lớn đều rất mệt mỏi, nên việc cho bé đi ngủ đúng giờ là vô cùng cần thiết. Việc đi ngủ muộn sẽ khiến cho trẻ ngủ không được sâu giấc, dễ trở mình ban đêm, thức dậy trễ vào sáng hôm sau và mệt mỏi, cáu kỉnh. Trong ngày, hãy tranh thủ thời gian để xắp xếp những giấc ngủ hoặc khoảng nghỉ ngơi ngắn cho cả bé và cha mẹ.

Trẻ từ 6-15 tuổi cũng nên duy trì một thói quen ngủ gần giống với thường ngày, không nên cắt giảm quá nhiều thời gian ngủ của trẻ. Có thể đi ngủ trễ hơn một chút nhưng đừng quá muộn hoặc ngủ nướng nhiều quá vào ngày hôm sau. Điều quan trọng là cha mẹ cần tính toán thời gian, linh động để sao cho con được ngủ đủ giấc nhất có thể. Như vậy sẽ dễ dàng đánh thức trẻ vào buổi sáng hôm sau và bắt đầu một ngày mới vui vẻ.

Cho trẻ kết hợp thời gian ăn ngủ hợp lý để vấn đề “hấp thu tốt” hỗ trợ cho giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó những sản phẩm giúp bộ mẹ an tâm hơn trong lĩnh vực này chính là men tiêu hóa chứa các enzyme nguồn gốc thực vật an toàn cho tuyến tụy.

Vui chơi, vận động thể lực là một cách thực hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng hơn sau những giờ vui chơi vắt cạn năng lượng. Tuy nhiên trong thời gian nghỉ dài ngày như hiện nay các thú vui cho trẻ như xếp hình, lắp ráp, tô màu, đọc sách…sẽ mang lại sự an toàn cho trẻ, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Nguồn: Viện Y học ứng dụng Việt Nam  

Bài viết liên quan