Đi phân dê là một dạng táo bón thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Đối với dân văn phòng thì táo bón đa số biểu hiện bằng việc khó đi ngoài nhưng kích thước phân không đến mức quá nhỏ. Để cải thiện tình trạng đi phân dê bạn phải tăng cường chế độ ăn nói chung và chế độ ăn chất xơ nói riêng với một lượng từ 30-35 gam/ ngày.

CHẤT XƠ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐI PHÂN DÊ

Những thói quen gây nên táo bón, đi phân dê

Chế độ ăn chỉ có tinh bột, các bữa phụ với thực đơn chỉ xoay quanh bánh, kẹo…thì tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng gõ cửa. Các mẹ phải kết hợp các loại trái cây đan xen trong các bữa phụ để hài hòa giữa chất xơ và đường bột.

Trẻ đi phân dê thường là những trẻ có chế độ ăn thiếu thốn, phân dê, viên nhỏ nhỏ, đen, và có mùi hôi. Với các dấu hiệu táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước, ăn nhiều chất cứng (bánh kẹo).

CHẤT XƠ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐI PHÂN DÊ

Đối với trẻ nhỏ thường sợ đi vệ sinh vào bồn cầu lâu ngày làm trẻ mất cảm giác buồn đi tiêu, và trẻ không được hướng dẫn tốt về đi tiêu sẽ gây ra chứng ỉa đùn. Ỉa đùn là tình trạng trẻ mất tự chủ trong việc đi tiêu, dẫn đến đi phân ra ngay trong quần ngoài ý muốn.

Thường do táo bón kéo dài chuyển sang mạn tính, căng trực tràng làm cho cơ thắt trong hậu môn giãn ra. Khi đó, cơ thắt ngoài hậu môn không chịu được áp lực và để phân thoát ra. Hầu hết trẻ em có thể tự kiểm soát việc đi tiêu vào khoảng 3-4 tuổi, nếu vượt quá độ tuổi thì bị xem là bất thường.

Cải thiện thực đơn đầy lùi táo bón, đi phân dê

Để giúp các bé cải thiện tình trạng táo bón đi phân dê, các mẹ nên lưu ý thực hiện các đề xuất sau đây:

Khuyến khích cho trẻ uống thật nhiều nước và điều chỉnh chế độ ăn uống, gia tăng các món có nhiều chất xơ. Lượng chất xơ được quy định theo độ tuổi, VD: bé 4 tuổi cần cung cấp đủ 9g (tuổi + 5g) chất xơ mỗi ngày. Chất xơ không chỉ có trong rau mà còn có rất nhiều trong các loại trái cây.

Các mẹ cần đưa ra vài lựa chọn về món-thực đơn để bé có thể tự quyết định theo sở thích. Trong 100g trái cây các loại như: chuối, cam, nho, bơ, đu đủ, xoài, táo, lê, sầu riêng…chứa 0,5-6g chất xơ. Bạn có thể chế biến thành sinh tố trái cây, vừa tăng khẩu vị, vừa cung cấp được chất xơ và nước cho bé. Chất xơ hòa tan cũng là một giải pháp mới, với hương vị tự nhiên bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường hấp thu canxi.

Bổ sung men vi sinh (Probiotics) là các lợi khuẩn sinh sống trong ruột, tiết ra enzyme giúp tiêu hóa thức ăn, kích thích nhu động ruột, sinh acid lactic kéo nước vào lòng ruột, làm tăng chức năng đẩy tống phân của ruột và giúp phòng ngừa táo bón.

Ngoài ra, mẹ chủ động tập cho trẻ thói quen ngồi bồn cầu 1-2 lần/ngày với thời gian từ 5-10 phút, tốt nhất là sau khi ăn sáng 30 phút. Hướng dẫn bé ngồi bồn cầu thật thoải mái, nếu chân bé chưa chạm đất hãy kê ghế cho bé làm chỗ tựa. Các mẹ phải là người chủ động và thật kiên nhẫn vì bé mất cảm giác buồn đi cầu và cần 2-4 tuần để phục hồi.

Cần kiểm tra các tổn thương thực thể như vết nứt hoặc loét ở hậu môn để có biện pháp khắc phục kịp thời, vì khi có tổn thương ở hậu môn trẻ sẽ rất sợ đi vệ sinh.

Bài viết liên quan