Táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khoảng một nửa số sản phụ mắc vấn đề táo bón trong giai đoạn thai kỳ nhưng đa số chưa biết cách điều trị và giảm tình trạng táo bón.

1. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Táo bón là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Khoảng bốn trong số 10 phụ nữ mang thai bị táo bón ở các giai đoạn thai kỳ.

Táo bón có thể bắt đầu trong ba tháng đầu của thai kỳ và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến bạn khi quá trình mang thai của bạn tiến triển. Đến những tuần cuối của thai kỳ, gần một nửa số phụ nữ mang thai bị táo bón.

Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón vì những lý do thường gặp như:

  • Không ăn đủ chất xơ - chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Không uống đủ nước.
  • Không tập thể dục, hoặc ít vận động, đặc biệt nếu bạn làm những công việc văn phòng, ngồi nhiều.
  • Bên cạnh đó, khi bạn mang thai các hormone progesterone hoạt động mạnh làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa của bạn.
  • Sử dụng thuốc sắt hoặc bổ sung vitamin cho bà bầu có chứa sắt có thể khiến bạn bị táo bón.

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng lên, gây áp lực lên trực tràng, có thể làm chậm quá trình giải phóng chất thải ra ngoài.

2. Các cách giảm táo bón ở bà bầu

Dưới đây là một số cách giảm táo bón ở bà bầu trong các giai đoạn của thai kỳ:

  • Cố gắng đi vệ sinh như một thói quen vào buổi sáng. Bạn nên uống một cốc nước ấm vào bữa sáng.
  • Lắng nghe cơ thể của bạn. Luôn luôn đi vệ sinh khi bạn cảm thấy bị thôi thúc.
  • Hãy cho bản thân nhiều thời gian khi đi vệ sinh cùng tinh thần thoải mái, không vội vã, căng thẳng.
  • Bạn cần một không gian yên tĩnh, riêng tư
  • Hãy thử đặt chân lên một chiếc ghế đẩu khi đi vệ sinh vì tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn cho bạn.

Nếu tình trạng táo bón thực sự trở nên tồi tệ, có thể thực hiện mát xa khu vực giữa âm đạo và vùng chậu khi bạn đang đi vệ sinh.

Một số biện pháp khác giúp bà bầu giảm tình trạng táo bón như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: bao gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả tươi mỗi ngày. Chúng chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm táo bón. Một số loại trái cây như táo, nho, đào, lê, mận, dâu tây… có hàm lượng sorbitol cao, đây là thuốc nhuận tràng tự nhiên.

GIẢM TÁO BÓN Ở BÀ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ
Nguồn ảnh: istockphoto

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì nguyên hạt, thay vì thực phẩm tinh chế và chế biến. Nếu bạn không quen ăn thực phẩm nhiều chất xơ, hãy thử từng chút một để tránh bị đầy hơi. Hãy kiên trì với thói quen này, ngay cả khi bạn không nhận được kết quả ngay lập tức. Chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón trong vòng vài ngày, nhưng cũng có thể mất  một khoản thời gian ngắn trước khi bạn cảm nhận được những tác động tích cực.
  • Uống nhiều nước: Bạn cần ít nhất 1,6 lít chất lỏng mỗi ngày. Bạn có  thể uống một vài ly nước ép trái cây mỗi ngày là những lựa chọn tốt vì chúng có nhiều sorbitol . Trong những tuần cuối của thai kỳ, nhu cầu bổ sung nước của bạn tăng lên một chút, vì vậy hãy cố gắng uống thêm một vài ly nước mỗi ngày.
  • Hệ tiêu hóa của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn có thể thử các nguồn thực phẩm khác nhau để giải quyết tình trạng táo bón.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe trên một chiếc xe đạp đứng yên, yoga giúp bà bầu giảm nguy cơ táo bón cũng như tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn đang dùng chất bổ sung vitamin có chứa sắt, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại khác nếu tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.

Nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn không cải thiện tình trạng táo bón ở các giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

GIẢM TÁO BÓN Ở BÀ BẦU TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón, mẹ bầu nên tập tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhiều rau xanh. Nguồn ảnh: istockphoto

3. Các biện pháp không nên sử dụng để điều trị táo bón

Thuốc nhuận tràng KHÔNG được khuyến cáo để điều trị táo bón khi mang thai vì chúng có thể kích thích co bóp tử cung và gây mất nước.

Dầu khoáng KHÔNG nên được sử dụng trong thai kỳ vì chúng làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, americanpregnancy.org, babycentre.co.uk

Bài viết liên quan