Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp ba mẹ nhận biết dấu hiệu và cách giải quyết khi bé yêu bị táo bón nhé!

TÁO BÓN LÀ GÌ?

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).

Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, một người được chẩn đoán là bị táo bón nếu có ≥ 2 tiêu chí sau:

  •     Có < 3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần

  •     Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, đi không thường xuyên, muốn làm nghẹt toilet

  •     Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu

  •     Phân cứng gây chảy máu hậu môn

  •     Rặn, hành vi nín giữ phân

  •     Đã có những đợt táo bón trước đây

  •     Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng

CÁCH GIẢI QUYẾT TÁO BÓN CHO TRẺ

NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN

Táo bón ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Đôi khi không có lý do rõ ràng.

Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau

  • Không uống đủ nước

  • Do cảm thấy bị áp lực hoặc thường xuyên đi cầu bị ngắt quãng giữa chừng khi bị tập ngồi bô (hoặc đi vệ sinh)

  • Do  lo lắng về một điều gì đó - chẳng hạn như chuyển nhà, có em bé mới, bắt đầu đi nhà trẻ hoặc trường học

Nếu con bạn bị táo bón, chúng có thể cảm thấy đau khi đi ị, điều đó có nghĩa là chúng không muốn cố gắng đi ị. Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn; càng nhịn, con bạn càng bị táo bón.

CÁCH GIẢI QUYẾT TÁO BÓN CHO TRẺ

CÁCH PHÒNG NGỪA TÁO BÓN

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ nhưng chưa ăn dặm: cho trẻ bú thật nhiều. Đối với trẻ bú sữa công thức: có thể uống thêm nước giữa các lần bú.

  • Đối với trẻ đã ăn dặm: Cho trẻ ăn nhiều loại rau củ quả khác nhau, để cung cấp cho trẻ nhiều chất xơ.

  • Khuyến khích con bạn hoạt động thể chất. 

  • Tập cho con bạn thói quen thường xuyên ngồi vào bô hoặc bồn cầu, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ và khen ngợi chúng dù chúng có ị hay không. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bé được tập ngồi bô nhưng chưa ị mà đã đứng dậy.

  • Hãy chắc chắn rằng con bạn có thể đặt chân bằng phẳng trên sàn nhà hoặc một bậc thang khi chúng sử dụng bô hoặc toilet, để giúp chúng có tư thế tốt cho việc đi ị. 

  • Hỏi xem trẻ có cảm thấy lo lắng khi sử dụng bô hoặc nhà vệ sinh không - một số trẻ không muốn ị trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ở nhà trẻ hoặc trường học.

  • y bình tĩnh và trấn an để con bạn không coi việc đi vệ sinh là một tình huống căng thẳng - bạn muốn con mình coi việc đi cầu là một phần bình thường của cuộc sống chứ không phải điều gì đó đáng xấu hổ.

CÁCH GIẢI QUYẾT TÁO BÓN CHO TRẺ

Nếu bạn muốn có thêm lời khuyên về việc giảm bớt căng thẳng khi đi vệ sinh cho con mình, hãy đi khám bác sĩ.

CÁCH GIẢI QUYẾT TÁO BÓN CHO TRẺ

Austrapharm VN

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/

  2. https://www.hoanmydanang.com/tao-bon-o-tre-em-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html

 

Bài viết liên quan