Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu để táo bón kéo dài thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt như nhiễm độc, trĩ thậm chí là ung thư trực tràng. Chính vì vậy, dù táo bón rất phổ biến ở trẻ nhỏ, các mẹ đừng chủ quan khi nghĩ rằng vấn đề này đến rồi sẽ hết.
Hơn nữa, táo bón kéo dài sẽ khiến bé chán ăn, bỏ bữa, lâu ngày cơ thể trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

1. Táo bón tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm

1.1 Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Khi trẻ táo bón kéo dài, trực tràng chịu áp lực do phân khô cứng không thể được tống ra ngoài, các tĩnh mạch niêm mạc phình lên bất thường. Khi đó máu tích tụ và hình thành các khối u gây đau đớn. Mỗi lần đại tiện rất khổ sở, không chỉ ra máu mà còn lòi thịt ra cả hậu môn. Bệnh có thể xử lý bằng cách cắt trĩ nhưng đau đớn vô cùng và không dứt điểm.

1.2 Biếng ăn chậm tăng cân

Táo bón khiến thức ăn không tiêu được gây nên tình trạng đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng. Việc này làm cho bé không có cảm giác đói, thèm ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Biếng ăn lâu ngày sẽ gây nên thiếu hụt dinh dưỡng. Cộng với việc táo bón làm kém hấp thu sẽ làm cho bé chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng.

1.3   Sức đề kháng của con bị suy giảm

Do kém hấp thu khiến cho cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin và khoáng chất khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra táo bón còn gây tích tụ độc tố trong cơ thể khiến cho sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng.

1.4    Nhiễm độc hệ tiêu hóa

Táo bón làm phân và khí không bài tiết được, đọng lại trong ruột làm bé đầy bụng, buồn nôn, đau bụng,.... Lâu ngày sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu bực bội.

MẸ ĐỪNG NÊN CHỦ QUAN KHI CON BỊ TÁO BÓN

1.5   Tăng nguy cơ bị viêm ruột thừa

Trẻ có nguy cơ bị viêm ruột thừa do thói quen đại tiện bị thay đổi vì táo bón kéo dài. Hơn nữa trẻ dễ xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiểu gắt.

2. Giải pháp nào cho táo bón?

2.1. Khi nào cần đưa bé bị táo bón đi khám?

Khi trẻ bị táo bón gặp phải các trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài nhiều ngày và bị tái phát thường xuyên dù bé đã được mẹ áp dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau.
  • Trẻ vẫn bị táo bón dù đã thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ, nước… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Táo bón kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, trong phân có máu, rò rỉ hậu môn, bị trĩ, biếng ăn, giảm cân, thần kinh chậm phát triển thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Táo bón gây nên tình trạng trẻ bị biếng ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.

2.2. Cách phòng tránh và điều trị cho bé bị táo bón kéo dài

MẸ ĐỪNG NÊN CHỦ QUAN KHI CON BỊ TÁO BÓN
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé bị táo bón kéo dài

2.2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên cho bé uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan cũng như các khoáng chất cần thiết như hoa quả bao gồm: Bưởi, chuối chín, lê, xoài chín, bơ, thành long, mận, cam, đu đủ chín, dưa hấu … .

Cho bé uống nước ép mận khô, nước ép khoai tây,  nước ép cam, nước ép cần tây…. Hoặc bổ sung vào khẩu phần ăn các loại củ quả như khoai tây, khoai lang, cà chua, bí đỏ, .... 

Đặc biệt cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cho bé táo bón như: Súp lơ, rau dền đỏ, rau bắp cải, cải thảo, mồng tơi … . Các loại ngũ cốc, yến mạch hay bột sắn dây cũng sẽ giúp cải thiện và phòng tránh tình trạng táo bón.

Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bé táo bón như trên. Mẹ cũng nên tránh một số loại thức ăn là sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, rau già, đồ ngọt, hoa quả có vị chát, thực phẩm chứa nhiều tinh bột… để phòng tránh và giúp quá trình điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả hơn.

2.2.2 Tác động đến hành vi và thói quen sinh hoạt của trẻ

Ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các mẹ cũng nên khuyến khích bé tăng cường vận động, tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đi đại tiện đúng cách.

  • Việc tăng cường vận động sẽ giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả. Từ đó việc đi đại tiện của bé cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Cha mẹ cần thường xuyên quan sát, nhắc nhở và khuyến khích khi thấy bé có tư thế ngồi chưa đúng cách và lười đi vệ sinh hằng ngày.
  • Kê ghế dưới chân cho trẻ khi ngồi bồn cầu để việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Tư thế này giống như khi trẻ đang ngồi xổm. Lúc này góc hậu môn không bị thắt và vì thế việc đi ngoài trở nên trơn tru dễ dàng hơn.
  • Cha mẹ tập thói quen đi đại tiện cho bé, tốt nhất là 1 lần/ngày.

2.2.3 Bé bị táo bón nên uống thuốc gì? 

Khi trẻ bị táo bón kéo dài thì việc sử dụng thuốc để điều trị táo bón là một trong những biện pháp cần thiết. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị táo bón cho con tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi mua.

Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị táo bón ở trẻ được xem là phương án cuối cùng trong điều trị táo bón ở trẻ nhỏ. Thay vào đó các phương pháp điều trị sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên như mồng tơi, mật ong, mận khô, rau má, rau diếp cá… được khuyến khích hơn cả bởi tính an toàn mà nó mang lại.

2.2.4 Một số cách khác

Ngoài các biện pháp phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ kể trên thì mẹ nên kết hợp cho con uống đủ nước, massage bụng, điều chỉnh tâm lý của trẻ (đối với trẻ thường nhịn, sợ đi ngoài do sợ bẩn, sợ mùi …).

Táo bón ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát. Chính vì vậy nếu như khi bé đã hết táo bón ở một thời điểm nào đó, mẹ vẫn cần chú trọng đến việc phòng tránh táo bón cho con ngay từ những điều nhỏ nhất như: Chế độ ăn, cách đi vệ sinh …

Bài viết liên quan