Tiêu chảy là gì

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các phương pháp trị tiêu chảy:

Nhưng vấn đề ưu tiên trong mọi trường hợp tiêu chảy là đánh giá và xử lý đúng tình trạng mất nước và chất điện giải, tiếp đó là sử dụng thuốc để điều trị tùy theo nguyên nhân và triệu chứng.

Nhóm thuốc điều trị tiêu chảy được chia làm 4 nhóm:

  • Dung dịch uống bù nước và điện giải: Oresol, Hydrit…
  • Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột: Atapulgit, Diosmectite (Smecta), …
  • Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột: Loperamid, …
  • Men vi sinh: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium,…

Dung dịch uống bù nước và điện giải (Oresol, Hydrit)

Khi tiêu hóa bình thường, chất lỏng chứa thức ăn và các dịch tiêu hóa đến ruột non (hồi tràng) chủ yếu dưới dạng một dung dịch muối đẳng trương giống huyết tương về hàm lượng ion natri và kali. Hồi tràng hấp thu khoảng 10% dung dịch này, phần còn lại được bài tiết vào phân để giữ cho phân không bị khô.

Trong trường hợp tiêu chảy cấp, nhiều tác nhân gây nhiễm làm thay đổi hoạt động ở ruột non, ức chế hấp thu hoặc kích thích xuất tiết. Lượng lớn dịch xuất tiết ra này không được đại tràng hấp thu hết và bị tống ra ngoài dưới dạng phân lỏng nhiều nước.

Tình trạng mất nước và chất điện giải bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Các biểu hiện của từng mức độ mất nước:

Khát (mất dưới 5% trọng lượng cơ thể);

Nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, dễ bị kích thích, giảm niệu hoặc vô niệu, khát nước nhiều (mất dịch trên 5% trọng lượng cơ thể);

Nếu lượng mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, trạng thái hôn mê xuất hiện nhanh và nặng hơn dẫn đến tử vong.

Vì vậy bù nước và chất điện giải là biện pháp xử lý đầu tiên cần áp dụng trong điều trị tiêu chảy.

Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột (Atapulgit, Diosmectite)

Do có trọng lượng phân tử cao, cấu trúc phiến mỏng, tính chất dẻo dai nên các chất này có khả năng gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành một lớp mỏng bao phủ, bảo vệ niêm  mạc. Các tác nhân gây tiêu chảy vì thế không thể bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục trong bệnh tiêu chảy cấp, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Ngoài tác dụng tạo màng bảo vệ niêm mạc ruột, thuốc còn hấp phụ các độc tố của vi khuẩn, các khí trong ruột, có tác dụng cầm máu tại chỗ. Như vậy, các thuốc làm giảm triệu chứng (hấp phụ, bao phủ niêm mạc, giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột) có thể dùng trong một số trường hợp tiêu chảy ở người lớn, nhưng không nên dùng ở trẻ em vì chúng không làm giảm được sự mất dịch và điện giải, mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng có hại.

Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột (Loperamid, Racecadotril..)

Hai hoạt chất loperamid và racecadotril được dùng khá phổ biến trị tiêu chảy trong những năm gần đây. Chúng đều không có tính kháng khuẩn, nên không phải là thuốc đặc trị cho tiêu chảy do nhiễm khuẩn, có ảnh hưởng lên sự chuyển hóa dịch, chất điện giải qua ruột từ đó làm giảm thể tích phân, tăng độ nhớt, tỷ trọng khối. Chúng đều làm giảm được sự mất dịch và chất điện giải. Tuy nhiên chúng đều không thay thế được việc bù dịch, chất điện giải khi bị tiêu chảy. Trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn, cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu, nếu có kết hợp với các thuốc này thì chỉ với vai trò phối hợp mà không thể thay cho thuốc đặc hiệu.

Men vi sinh (Lactobacillus acidophilus,…)

Bình thường, hệ vi khuẩn đường ruột có sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi vi khuẩn có lợi bị tấn công bởi các tác nhân như rượu, stress, nhiễm khuẩn, kháng sinh… đã gây ra sự mất cân bằng làm tăng vi khuẩn có hại, dẫn đến rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, chướng bụng…).

Trong các chế phẩm men vi sinh, chúng ở dạng đông khô và khi đến ruột chúng sẽ sống dậy, sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp, tiêu diệt các vi khuẩn có hại như E.coli, virus rota… để lập lại trạng thái cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Đồng thời kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột (tăng tổng hợp IgA) và diệt khuẩn.

Bổ sung men vi sinh cùng với biện pháp bù nước và chất điện giải được xem là giải pháp tự nhiên trong điều trị tiêu chảy vì chúng an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

TẠM BIỆT TÁO BÓN, BỆNH VẶT

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

LACTOMIN PLUS

Thành phần: Mỗi gói 3g chứa hỗn hợp vi khuẩn sinh acid lactic dạng bao vi nang gồm: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium animalis subs. lactis, Lactobacillus plantarum 108 CFU/ gói

Bột kem rau quả, Fructo oligosaccharide (FOS), bột hương yaourt vừa đủ 1 gói

Công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống, dùng kháng sinh dài ngày

http://www.thuocucchau.com/san-pham/suc-khoe-he-tieu-hoa/lactomin-plus.html 

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Bài viết liên quan