Rối loạn tiêu hóa (RLTH) khi mang thai là vấn đề khá phổ biến. Có thể lý giải đơn giản do cơ thể “mẹ bầu” có nhiều sự thay đổi về hormone đặc biệt là tăng nồng độ progesterone dẫn đến nhu động ruột bị giảm sút. Bên cạnh đó nhiễm khuẩn từ các loại thức ăn, kích thước tử cung tăng lên kéo theo sự chèn ép của các cơ quan nội tạng trong bụng…gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa giai đoạn thai kỳ.

Đa số phụ nữ khi mang thai đều gặp phải chứng RLTH và dấu hiện táo bón chiếm tỷ lệ khá cao (tại một số bệnh viện con số có thể lên tới 50%). Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi, chán ăn... RLTH không quá nguy hiểm, nhưng gây cảm giác khó chịu, ăn ngủ không ngon. Bệnh thường xảy ra vào ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra RLTH ở mẹ bầu

RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở MẸ BẦU

Cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều nhất khi mang thai, đặc biệt là sự thay đổi về hormone, tăng nồng độ progesterone khiến nhu động ruột bị giảm sút, khiến thức ăn đọng lại ruột lâu hơn dẫn đến tình trạng táo bón. Khi hormone progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động các van nối thực quản với dạ dày khiến thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, trào ngược, ợ chua…Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, kích thước tử cung cũng tăng lên kéo theo sự chèn ép dạ dày, ruột non bị đẩy lên hai bên tử cung làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ. Trong đó, việc bổ sung nhiều chất sắt trong giai đoạn thai kỳ cũng là nguyên nhân phố biển gây ra táo bón.

Nhằm hạn chế tối đa những khó chịu mà RLTH gây nên, trước hết mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho khoa học. Bên cạnh đó, cần củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh, vì 80% hệ miễn dịch nằm trong bộ máy tiêu hóa (để sản xuất ra kháng thể IgA), đặc biệt là hệ thống ruột, nơi có thể tìm thấy đa dạng lợi khuẩn. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn probiotics từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày có trong dưa muối, sữa chua, thực phẩm lên men… là điều cần thiết. Tuy nhiên những thực phẩm kể trên chỉ chứa hàm lượng lợi khuẩn rất nhỏ mà probiotics trong các loại cốm, men vi sinh dạng bột, viên… sẽ đủ và nhiều chủng loại cho cơ thể hơn.

Probiotics lợi ích dành cho mẹ bầu

Probiotics có nhiều chủng khác nhau và hiệu quả của chúng cũng khác nhau. Các chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium animalis subs. lactis, Lactobacillus plantarum có thể làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở nhiều đối tượng trong đó có cả phụ nữ mang thai.

Các chủng vi khuẩn kể trên là các vi sinh vật sản xuất ra acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây hại có trong các loại thức ăn nhiễm khuẩn, đồng thời giúp mẹ bầu tiêu hóa đường lactose có trong sữa.

Sự kết hợp giữa 3 chủng vi sinh có lợi trên không những giúp mẹ bầu tăng cường khả năng tiêu hóa đồng thời chống lại chứng táo bón, tiêu chảy, giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Bài viết liên quan