MVS xuất phát từ bên trong cơ thể

Men vi sinh có trong chính cơ thể con người (như sữa mẹ) và ở trong đường tiêu hóa. Còn trong các chế phẩm men vi sinh phần lớn đều có nguồn gốc tự nhiên như từ các sản phẩm lên men (sữa chua, rau quả lên men…)

Chủng loại men vi sinh có lợi cho cơ thể bạn

Chủng sinh acid lactic (Lactobacillus, Bifidobacterium): Là các chủng men vi sinh thông dụng được FDA-Mỹ cấp tiêu chuẩn An toàn sử dụng (GRAS), sống được lâu trong cơ thể người và được phép sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm.

LỢI ÍCH KHI BỔ SUNG MEN VI SINH MỖI NGÀY

Chủng sinh bào tử (Sporeformers): Ít được sử dụng do có nguồn gốc từ đất, chưa được FDA cấp tiêu chuẩn GRAS và thường chỉ sống trong ruột người không quá 1 tuần. Các chủng men vi sinh này chỉ dùng trong dược phẩm mà không được dùng rộng rãi trong thực phẩm.

Một số dòng sinh bào tử cũng có tên là Lactobacillus (ví dụ: Lactobacillus sporogenes), điều này gây nhầm lẫn với chủng Lactobacillus. Nhưng từ những năm cuối thế kỷ 20, Lactobacillus sporogenes đã được định danh lại là Bacillus coagulans, thuộc nhóm sinh bào tử (Sporeformers).

Men vi sinh trong sữa chua được lên men bằng các chủng men vi sinh công nghiệp (thí dụ Lactobacillus bulgaricus) tạo hương vị thơm ngon nhưng thường chết sau vài ngày sống ở ruột, nên hiệu quả tức thời lúc ăn sữa chua chứ không tạo được hệ cân bằng vi sinh vật có ích, sống lâu dài trong ruột như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus, Bifidobacterium.

Men vi sinh và công dụng tuyệt vời của chúng:

Lactobacillus, Bifidobacterium là những vi khuẩn sinh acid lactic, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường tiêu hóa:

- Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh từ đó giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.

LỢI ÍCH KHI BỔ SUNG MEN VI SINH MỖI NGÀY

- Hỗ trợ phòng ngừa rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như: Tiêu chảy (do dùng kháng sinh, do ăn uống, dùng rượu bia kéo dài), táo bón.

- Điều trị viêm ruột cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích (IBS).

- Hỗ trợ tiêu hóa ở người ăn kém, ăn khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, đi ngoài phân sống, nôn mửa, tăng hấp thu chất dinh dưỡng.

Men vi sinh giúp ích khi tiêu chảy

Stress, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, uống rượu bia nhiều, dùng kháng sinh đường uống, khi đi du lịch… sẽ gây mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy hoặc tạo điều kiện cho các vi khuẩn lên men thối rữa phát triển.

Trong cơ thể mỗi chúng ta có một hệ vi khuẩn (flora) với hơn 400 loài khác nhau sống thường trú trong ống tiêu hóa. Bình thường, chúng cùng chung sống hòa bình và tạo thành một hệ sinh thái ổn định, cân bằng và có vai trò như là hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột cũng như duy trì một số hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

LỢI ÍCH KHI BỔ SUNG MEN VI SINH MỖI NGÀY

Khi bị tiêu chảy, trước sự tấn công ào ạt của các yếu tố gây bệnh, sự ổn định cân bằng của các vi khuẩn thường trú này mất đi, làm cho tiêu chảy càng kéo dài và trầm trọng hơn.

Vì vậy, cần nhanh chóng lập lại sự cân bằng này bằng cách bổ sung MVS. Các MVS này sẽ sinh sôi với tốc độ nhanh hơn vi khuẩn có hại, chiếm chỗ vi khuẩn có hại, tiết ra chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng cho hệ vi khuẩn ruột. Đối với những men vi sinh sinh acid lactic, do sống được lâu trong cơ thể nên sẽ tiếp tục bảo vệ cơ thể tránh được các đợt tấn công tiếp theo của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời đem lại các lợi ích khác cho sức khoẻ.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa men vi sinh và chất xơ FOS

- FOS (Fructose Oligo-Saccharide) tạo môi trường thuận lợi và là “thức ăn” giúp men vi sinh có ích phát triển tại ruột già.

- Ngoài ra, do FOS là chất xơ hòa tan nên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (chống táo bón, tạo ra các acid béo mạch ngắn có lợi cho sức khỏe, làm tăng hấp thu Calci và Magiê, giảm hấp thu chất béo, dầu mỡ, làm giảm tổng hợp các tác nhân gây bệnh tim mạch như: cholesterol, triglycerid, LDL, hỗ trợ giảm cân cho bệnh nhân tiểu đường và béo phì do làm giảm hấp thu các chất đường và các chất béo tại ruột non).

Bài viết liên quan