Enzyme tiêu hóa (men tiêu hóa) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể con người. Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn đều không thể tự hấp thu vào máu mà cần có sự tác động của các men tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

1. Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa có bản chất là protein, là những chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể con người. Vì vậy, dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được phân rã trở thành dạng nhũ tương để cho lớp nhung mao của ruột có thể hấp thu một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể.

Nói một cách đơn giãn, men tiêu hóa là “con dao” , chúng sẽ “chặt”  thức ăn thành từng mảnh nhỏ để cơ thể hấp thu được dễ dàng, khắc phục được tình trạng chậm tiêu sau khi ăn.

VAI TRÒ CỦA ENZYM TIÊU HÓA

2. Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

  • Men vi sinh bản chất là các vi khuẩn lành tính giúp lập lại sự cân bằng, ổn định môi trường đường ruột, có thể sử dụng thời gian dài (trừ trường hợp men vi sinh sử dụng vi sinh vật không thường trú ở ruột như dạng bào tử, nấm men). Men tiêu hóa bản chất là protein có tác dụng chia cắt thức ăn, giúp phân chia các thành phần dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo thành những phần tử nhỏ hơn để ruột hấp thu dễ dàng, làm giảm sự chậm tiêu sau ăn, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
  •  
  • VAI TRÒ CỦA ENZYM TIÊU HÓA
  • Nếu lạm dụng men tiêu hóa từ động vật trong thời gian dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể.
  • Men tiêu hóa được dùng khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: ăn không tiêu, chậm lên cân, dùng bia rượu kéo dài, stress, viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau cắt mỗ dạ dày.
  • Men vi sinh được dùng sau khi có biểu hiện: đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa..Lúc này bạn cần được bổ sung men vi sinh nhằm hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh.

3. Enzyme từ thực vật tốt hơn enzym từ động vật.

Ở ruột non có nhiều loại dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch mật, dịch ruột), trong đó có nhiều men tiêu hóa do tụy tiết ra như: pancreatin, chymotrypsin…Hiện nay men tiêu hóa trên thị trường có pancreatin, amylase, trypsin được bào chế từ dịch tụy của heo, bò vì thế có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng, tạp nhiễm. Nếu dùng kéo dài sẽ làm giảm tiết enzyme tự nhiên của cơ thể khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzyme cung cấp từ bên ngoài vào, tụy sẽ tự động ngừng tiết men tiêu hóa, khi tụy không hoạt động dẫn đến suy tụy, thiểu năng tuyến tụy.

VAI TRÒ CỦA ENZYME TIÊU HÓA

Men tiêu hóa nguồn gốc thực vật (được chiết xuất từ dứa, đu đủ xanh, củ cải đường, khoai lang, hạt thầu dầu, hạt đậu tương…) khắc phục các nhược điểm của men tiêu hóa từ động vật như dị ứng, tạp nhiễm, làm tuyến  tụy “lười biếng” có thể dẫn đến xơ tuyến tụy, lệ thuộc thuốc..

Nguồn tham khảol

http://enzymetechnology.blogspot.com/2009/10/enzyme-technology.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Pancreatic_enzymes_(medication)

Bài viết liên quan