TĂNG HẤP THU TĂNG CÂN HIỆU QUẢ
Bạn nằm trong nhóm người gầy, ăn nhiều nhưng không lên cân, thân hình mảnh mai, thiếu cân nặng do hệ tiêu hóa kém, không hấp thu được đủ lượng dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Liệu cách nào hiệu quả giúp tăng cân cho những người khó hấp thu chất dinh dưỡng?
Quá trình hấp thu
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa với chuyển hóa. Các thực phẩm đưa vào cơ thể được tiêu hóa bởi các enzyme tiêu hóa ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa chuyển thành chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột vào máu để duy trì các hoạt động của cơ thể.
Kém hấp thu chất dinh dưỡng được xem như là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm tổn thương quá trình hấp thu này. Và đây là một hội chứng rất hay xảy ra ở nhiều người đặc biệt là những người gầy kinh niên, ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Hội chứng kém hấp thu là quá trình hệ tiêu hóa không hấp thu được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, mặc dù chế độ ăn của bạn đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, thiếu cân nặng và dễ phát sinh ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Nguyên nhân khiến cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém?
Cơ thể chứa nhiều độc tố
Mỗi ngày cơ thể chúng ta phải tiếp nhận nhiều loại độc tố từ nguồn nước uống, thực phẩm ăn hàng ngày, môi trường sống, không khí... Theo thời gian, các chất độc tích tụ nhiều dần trong cơ thể, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Thiếu các enzyme tiêu hóa
Nhờ cơ thể có các enzyme tiêu hóa phá vỡ các liên kết trong thực phẩm, thức ăn sẽ được tiêu hóa ở ruột non và chúng đi xuống ruột già nên không dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu cơ thể bị thiếu đi các enzyme tiêu hóa thì thức ăn sẽ không được chuyển hóa dẫn đến cơ thể không có đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa
Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: viêm đại tràng, đau dạ dày, viêm ruột từng vùng, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, … hay các bệnh nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun, sán, amip, … Chính là những tác nhân làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Đó cũng là những bệnh lý thường gặp của những người gầy kinh niên, khó tăng cân.
Dư thừa màng nhầy
Một trong những nguyên nhân khiến cho người gầy gặp khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể là do tình trạng dư thừa màng nhầy bao phủ lên niêm mạc ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn dung nạp lactose.
Chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng
Với những người lười ăn ít, ăn không đủ chất cũng gây ra khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể bị suy giảm.
Tăng hấp thu-tăng cân hiệu quả
Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
Những người khó hấp thu muốn tăng cân việc đầu tiên phải làm ngay đó là thanh lọc cơ thể, loại bỏ hết độc tố, làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hay dịch nhầy dư thừa. Thanh lọc sẽ cho bạn một sức khỏe tốt hơn, làn da sáng hơn, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và tiếp thêm năng lượng cho bản thân.
Để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể thì việc đầu tiên các bạn cần thực hiện là loại bỏ thức uống chứa cồn, nicotin, đường tinh chế, chất béo bão hòa. Ngoài ra cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất tẩy rửa hóa học và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, thay thế bằng các sản phẩm organic từ thiên nhiên.
Thanh lọc cơ thể bằng các thực phẩm từ thiên nhiên như: uống nhiều nước, gạo nâu, rau củ, trái cây tươi,…là một cách giải độc tuyệt vời, an toàn và hiệu quả.
Xây dựng một chế độ ăn khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học là một giải pháp tốt nhất dành cho người kém hấp thu muốn tăng cân. Chế độ ăn này sẽ hỗ trợ đường ruột trong việc hàn gắn các tổn thương đồng thời làm sạch thành ruột, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn.
Để thực hiện được điều này, thì trong khẩu phẩn ăn hàng ngày của bạn phải đảm bảo: chứa ít chất béo bão hòa và sữa. Thay vào đó là một chế độ ăn uống phải có nhiều chất lỏng, vitamin & khoáng chất.
Chế độ ăn uống tăng cân hàng ngày của người khó hấp thu phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất từ trái cây, thịt, cá,… Bổ sung nhiều thực phẩm chứa carb phức như gạo, bột yến mạch, mỳ ống,… Bổ sung đủ protein cho cơ thể từ các loại đậu, thịt, rau xanh,… Và bổ sung nhiều chất lỏng (nước lọc, nước ép hoa quả, sinh tố) vào giữa các bữa ăn để hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, thức ăn chiên rán xào, thịt mỡ, dầu ăn, chocolate…
- Không tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, lúa mỳ, thực phẩm có chứa caffeine, thực phẩm chế biến sẵn (chứa nhiều chất phụ gia).
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để cơ thể hấp thu được tối đa lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên chia thành 6 bữa trong ngày trong đó 3 bữa chính và 3 bữa phụ, mỗi bữa cách nhau 3 tiếng.
- Không nên ăn quá no để tránh làm giảm nhu động ruột, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của ruột.
Bài viết liên quan