PROBIOTICS TUYỆT VỜI CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Các nhà khoa học đã chứng minh hệ tiêu hóa của chúng ta có một hệ vi sinh thường trú với số lượng rất lớn. Ước tính khoảng hơn một ngàn loài vi khuẩn khác nhau, sống chung tạo thành hệ vi sinh vật ổn định, cân bằng. Đồng thời chúng còn là hàng rào bảo vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột cũng như duy trì một số hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Probiotics (tạm dịch là men vi sinh) theo định nghĩa là các vi khuẩn sống, khi đưa vào cơ thể với số lượng nhất định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chế phẩm chứa probiotics được xếp vào nhóm chất bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều mấu chốt vẫn nằm ở việc bệnh nào dùng đúng chủng men vi sinh đó…mới có thể cải thiện được tình trạng và đánh giá chủng men hữu ích.
Khởi nguồn:
Elie Metchnikoff nhà khoa học Nga (1845-1916) đã đưa ra khái niệm Probiotics vào năm 1908. Khoảng năm 1965 Lilly và Stillwell đã đưa ra thuật ngữ Probiotics để đối lập với thuật ngữ Antibiotic. Vào những năm thập niên 70, thuật ngữ Probiotics được sử dụng theo khái niệm như hiện nay. Dr. Michael L. McCam: “probiotics là thuốc của thế kỷ 21 giống như kháng sinh và ngành vi sinh học là của thế kỷ 20.”
Men vi sinh đa dạng chủng loại:
Có nhiều loại vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe đã được nghiên cứu như: L.acidophilus, L.caucasicus, L.johnsonii, L.lactis, L.leichmannii, L.paracasei, L.plantarum, L.reuteri, L.rhamnosus, B.lactis (B.animalis), B.licheniformis, B.longum, B.clausii, B.subtilis, Enterococcus faecium, Pediococcus acidilactici, Streptococcus thermophilus… Nhìn chung, vi khuẩn được chia làm 2 nhóm chính: nhóm sinh axit lactic và nhóm không sinh axit lactic. Ngoài ra còn có các loại nấm như: Saccharomyces boulardii, Saccharomyces cerevisiae.
Một điều mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng men vi sinh thường hay nhầm lẫn chính là không phải tất cả probiotics đều có hiệu quả như nhau vì mỗi dòng vi khuẩn có tác dụng khác nhau đối với các loại bệnh khác nhau. Đừng nhầm lẫn một điều: các chế phẩm probiotics không phải là yaourt.
Tác dụng khác nhau của từng chủng men:
1 Probiotics được sử dụng như thuốc
1.1 Probiotics mang lại hiệu quả trên nhiều nghiên cứu
Tiêu chảy ở người lớn: Lactobacillus reuteri, Lactobacillus GG, L.casei, L.acidophilus, S.boulardi*
Tiêu chảy ở trẻ em: Lactobacillus acidophilus, L.casei, L.GG, Bifidobacteria*
Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh: L.plantarum, S.boulardi, L.GG*
Cân bằng miễn dịch: L.acidophilus, L.plantarum, B.lactis, L.GG, L.johnsonii*
1.2 Probiotics mang lại hiệu quả trên một số nghiên cứu
Xạ trị: VSL#3 Lactobacillus casei, L plantarum, L acidophilus, L delbreueckii, Bifidobacterium longum, B breve, B infantis và Streptococcus salivarius.
Viêm âm đạo: Lactobacillus acidophilus
Viêm loét đại tràng: E.coli (Nissle), Bifidobacteria và Lactobacillus, VSL#3
Hội chứng ruột kích thích: L.plantarum, VSL#3
1.3 Probiotics mang lại hiệu quả được ghi nhận tuy nhiên còn thiếu bằng chứng
Bất dung nạp lactose: L.acidophilus, B.longum* (dùng chung với nhiều vi khuẩn khác)
Táo bón: L.casei, L.reuteri, L.GG, B.animalis, S.cerevisiae
H.pylori: L.johnsonii, L.GG, L.gasseri, L.casei
Bệnh Crohn: E.coli (Nissle), S.Boulardi, L.GG
Nguy cơ bệnh tim mạch: L.acidophilus, L.plantarum*
2 Probiotics dùng bổ sung hằng ngày
Nhìn chung các chế phẩm probiotics rất an toàn, không có tác dụng phụ đáng kể trên một cơ thể bình thường. Để các chế phẩm men vi sinh đạt tác dụng hữu hiệu nhất, nên dùng ít nhất 2 giờ sau khi dùng kháng sinh. Nên dùng trong bữa ăn hoặc sau ăn vì thức ăn pha loãng dịch dạ dày sẽ làm các men vi sinh này ít bị chết khi qua dạ dày hơn.
BS. Hoàng Lê Phúc
Bài viết liên quan