Ngộ độc thực phẩm ngày tết là một trong những tình trạng đáng báo động hằng năm. Theo thống kê ngộ độc thường xảy ra do thức ăn chế biến chưa tốt, điều kiện bảo quản hạn chế. Một lý do ngộ độc nữa cũng cần hết sức chú ý chính là do ăn quá nhiều các loại thức ăn từ những bữa tiệc, tụ họp gia đình.

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NGÀY TẾT HẠN CHẾ BẰNG CÁCH NÀO?

Ngộ độc thực phẩm nói chung: Đây là dạng ngộ độc phổ biến trong dịp Tết hằng năm. Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu ngộ độc: mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… cần phải loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Việc loại trừ độc tố cần thực hiện ngay sau đó, tốt nhất là mới sau bữa ăn từ 1-2 giờ.

Một số biện pháp thải độc tại nhà như: dùng muối ăn, pha vào một ít nước sôi cho uống 3 lần, mỗi lần cách nhau chừng 10 phút, hoặc dùng ngón tay ngoáy họng cũng có hiệu quả. Sau đó, cho uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi phân lỏng. Theo dân gian có thể dùng nước lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.  

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NGÀY TẾT HẠN CHẾ BẰNG CÁCH NÀO?

Sau khi cơ thể đã qua cơn nguy hiểm cần phải có chế độ bồi dưỡng sức khỏe với cháo loãng, thức ăn nhẹ bụng, tính ấm giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa đi vào guồng máy hoạt động trở lại. Lúc này cơ thể cần bổ sung men vi sinh để giúp tăng cường lợi khuẩn, bảo vệ hệ tiêu hóa mạnh mẽ hơn sau khi điều trị tránh ngộ độc.

Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, cần bằng hệ vi khuẩn đường ruột trong những trường hợp mới ốm dậy, dùng kháng sinh…hiệu quả. Men vi sinh chặn đứng triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong trường hợp tiêu chảy theo cơ chế PH axit hạn chế tiết axit lactic, tạo thế cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, chiến đấu với các loại hại khuẩn, giúp hỗ trợ các chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy.

Ngộ độc hải sản

Ngộ độc Scombroid (ngộ độc Histamin): Đây là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ Scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng Histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này có biểu hiện là nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm, cụ thể là thủy hải sản.

Tuy nhiên ngộ độc do Scrombroid còn có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng…  thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó. Độc tố này có thể có ở ngay cả cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường quá nóng. Chất độc Scombroid có thể không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ khi nấu chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc nên bỏ đi.

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NGÀY TẾT HẠN CHẾ BẰNG CÁCH NÀO?

Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ… cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.

Tương tư, ngộ độc cá, tôm, sò… dùng lá tía tô tươi 50g sắc với 3 chén nước lấy 1 chén uống trong ngày. Ngộ độc cá nóc dùng ngọn khoai lang 50-6 0g, muối ăn 6g, hai thứ đem giã lẫn, vắt lấy 1 bát nước uống trong ngày. Trước đó, bệnh nhân cần được gây nôn và tránh xa các món gây ngộ độc. Tăng cường bù nước.

Ngộ độc thuốc

Tất cả các loại thuốc khi ngộ độc sau động tác gây nôn có thể dùng nước rau muống 150 ml hoặc sắc nước thổ phục linh 200 ml uống. Ngày tết, việc tiếp xúc với nhiều loại thức ăn cũng gây nên tình trạng đầy hơi chướng bụng. Bạn cần lưu ý một số loại thuốc đẩy lùi đầy hơi chướng bụng có nguy cơ ngộ độc cao. Tuy nhiên bạn nên chọn những loại viên nhai giảm đầy hơi có tính chất đào thải qua phân, không hấp thu vào máu để tình trạng ngộ độc không xảy ra, đồng thời giúp bạn thì thoải mái, nhẹ bụng. 

Bài viết liên quan