1. Xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

1.1. Cách cho ăn

1.1.1. Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ

Cần cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc,ly rồi dùng muỗng cho trẻ uống.

1.1.2. Đối với trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung

  • Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
  • Cần tạo tâm lý thoải mái, vui thích cho trẻ nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hoá, hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM ( PHẦN 2)
Chọn thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa khiến trẻ thích thú với chuyện ăn uống

1.2 Những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần

Các bà mẹ cần bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng:

Các loại thực phẩm giàu chất đạm ( đặc biệt đạm nguồn gốc động vật) như: Sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu tương, trứng, thịt, cá.

Sữa: Tốt nhất là trẻ được bú sữa mẹ

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua, ngày từ 1 - 2 cốc (không nên ăn lúc đói).
  • Có thể trộn thêm sữa bột vào bột cháo trứng/thịt của trẻ với tỷ lệ thấp (1 - 2 thìa sữa bột/ 200ml dung dịch bột/cháo trứng, thịt).
  • Những trẻ > 6 tháng tuổi biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa như format mềm rất giàu canxi và năng lượng.
  • Nếu có điều kiện về kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng ăn được ít hơn yêu cầu (1Cal/1ml sữa).
  • Cho trẻ uống thêm sữa dầu 5%: 100ml sữa bột công thức trộn thêm 1 thìa cà phê dầu thực vật 5ml (loại dầu ăn dùng để ăn sống, trộn xa-lát).

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM ( PHẦN 2)
Sữa có vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

Trứng

Trứng là thức ăn bổ, rất tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng vì vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn cả quả trứng.

Thịt

Thịt là thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt gà - 22, 4% đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm), khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt để tăng thêm năng lượng cho trẻ.

Cá, tôm, cua

Các loại cá, tôm, cua cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì chúng chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều canxi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).

1.3 Các loại thực phẩm giàu chất béo

Chất béo là nguồn năng lượng rất quan trọng được lấy từ thực phẩm, với cùng một hàm lượng nó cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần cho trẻ ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM ( PHẦN 2)

1.4  Các thực phẩm giàu glucid

Gạo, lúa mì: Với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp năng lượng.

Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.

2. Những sai lầm các mẹ hay mắc phải trong việc thực hiện chế độ ăn của trẻ biếng ăn

  • Không tăng cường thêm số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
  • Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ bị tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng là: Những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như bắp...), thấp năng lượng mà chiếm lượng lớn như miến, khoai.. Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, hạt sen,...trong bột xay của trẻ hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo gây thấp năng lượng khẩu phần.

Bài viết liên quan