Trẻ biếng ăn, ngậm thức ăn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi nóng, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm. Biếng ăn ở trẻ khá nghiêm trọng nhiều khả năng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vitamin như vitamin A

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng tiếng đồng hồ) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bệnh lý hay tâm lý.

Có nhiều trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Do đó để đánh giá trẻ có biếng ăn hay không cần dựa vào các yếu số sau:

  • Số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi.
  • Trẻ có thường bị táo bón hay không? Số lượng phân ít hơn bình thường?
  • Chỉ số cân nặng của trẻ có nhẹ hơn mức bình thường? Trẻ tăng cân hay giảm cân?

Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ trở nên nghiêm trọng thì cơ thể trẻ dễ bị tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vitamin như vitamin quan trọng ( vitamin A, vitamin C….) và dẫn đến các bệnh lý khác ( khô mắt, thiếu máu.... dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng ngày càng yếu)

 

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM( PHẦN 1)
Trẻ biếng ăn sẽ chậm phát triển cân nặng và chiều cao so với các bạn cùng trang lứa

2. Nguyên nhân gây biếng ăn

2.1. Liên quan đến bệnh tật của trẻ

Biếng ăn là triệu chứng thường gặp đối với tất cả trẻ em khi ốm bệnh. Hệ miễn dịch trong những năm đầu đời của trẻ còn non yếu. Vì vậy, trẻ rất dễ mắc một số bệnh thông thường như:

  • Nóng sốt li bì, đau họng, đầy bụng.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính như: Viêm phổi, sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết...
  • Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh như: Tim bẩm sinh, bại não...
  • Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng như: Mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng...
  • Trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm giun khiến trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém và dẫn tới biếng ăn.

2.2. Biếng ăn liên quan đến dinh dưỡng

  • Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là thiếu protein, lysin, kẽm, kali...
  • Còi xương ( do thiếu canxi, vitamin D)
  • Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ.
  • Ép trẻ ăn, áp đặt trẻ khiến tâm lý trẻ sợ ăn.
  • Trẻ mải chơi, ăn uống không đủ giờ giấc.
  • Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính.
  • Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới hoặc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá gây ra chán ăn.

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM( PHẦN 1)
Cho trẻ ăn vặt nhiều hơn bữa chính khiến trẻ biếng ăn

3. Chăm sóc trẻ biếng ăn, ăn ngậm

3.1.Đối với trẻ bị bệnh

Trẻ em mắc bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn; do đó ngoài việc chữa bệnh các mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Lúc này chế độ dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng, góp phần tăng sức đề kháng, khả năng phục hồi bệnh của trẻ

  • Trẻ đang bệnh nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị.
  • Các mẹ cần phải kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi.
  • Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này các mẹ cũng đừng lo lắng quá, khi lành bệnh trẻ sẽ ăn bù.
  • Điều cần nhất là phải cho trẻ uống đủ nước, nên uống các loại nước quả có đường như nước cam, nước chanh, nước dừa, nước táo, nước xoài. . . hoặc sữa, vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp vitamin và chất khoáng cho trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên cho thuốc vào thức ăn của trẻ nếu không có chỉ định.

3.2. Đối với các trường hợp khác

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi.
  • Các mẹ cần kiểm tra xem thức ăn có hợp khẩu vị của trẻ hay không. Nếu cần phải đổi thức ăn cho hợp khẩu vị trẻ. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, các mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích khi thay đổi thức ăn mới cho trẻ.
  • Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn. Có trường hợp trẻ nhìn thấy thìa là sợ, có phản ứng tiêu cực, các mẹ cần cho trẻ chơi với thìa để quen dần. . . .
  • Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Không nên quá chăm chút để trẻ phải ăn riêng trong khi trẻ có khả năng ăn cùng mâm với gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa cơm gia đình sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN, ĂN NGẬM( PHẦN 1)
Không khí vui vẻ, đầm ấm bên gia đình khiến trẻ ăn ngon hơn

  • Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử... không nên cho trẻ ăn quà vặt.
  • Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau trẻ sẽ ăn bù.
  • Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì các thức ăn này tạo cảm giác no giả khiến trẻ chán ăn.
  • Không được để trẻ nhịn đói vì nhiều người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

Bài viết liên quan