Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ khá mệt mỏi vì mất nước và chất điện giải. Một số bà mẹ có quan niệm sai lầm là chỉ cho trẻ ăn cháo muối như vậy sẽ làm cho trẻ không đủ sức và đủ chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật.

Tiêu chuẩn trong quá trình chế biến món ăn:

  • Thức ăn cần nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, cần nấu lại thức ăn sau khi để một thời gian lâu
  • Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Các dụng cụ cho trẻ ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa cần được nhúng vào nước sôi trước bữa ăn.
  • Cần kết hợp bù nước điện giải cho trẻ. Sau mỗi lần tiêu chảy, cần phải cho trẻ uống nước ngay.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ thì tích cực bú mẹ: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và chứa kháng thể giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật
  • Trong trường hợp trẻ uống sữa bò mà tình trạng tiêu chảy tăng lên thì thay thế bằng sữa không có lactose hoặc sử dụng enzyme tiêu hóa lactase

Một số món cháo giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh khi bị tiêu chảy

Đối tượng áp dụng: trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  1. Cháo bí đỏ thịt gà

Nguyên liệu chế biến gồm:

  • Gạo tẻ: trọng lượng 80g
  • Bí đỏ: trọng lượng 50g
  • Thịt gà: trọng lượng 50g
  • Gia vị: muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn dinh dưỡng và 300ml nước dùng.

Các bước thực hiện:

  • Thịt gà băm nhỏ, cho khoảng 2-3 thìa cà phê nước lọc vào khuấy đều
  • Bí đỏ thái miếng hấp chín và cho vào máy xay làm nhuyễn
  • Cho gạo tẻ và nước nấu thành cháo, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín cùng. Thêm muối vào cháo một lượng vừa phải.
  • Khi cháo chín mẹ múc cháo ra tô cho thêm 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng vào khuấy đều và cho trẻ ăn khi cháo còn ấm.

Mẹ cũng có thể thay thịt gà bằng thịt lợn nạc băm nhỏ nếu trẻ không thích ăn thịt gà.

CÁC MÓN CHÁO ĐỦ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

  1. Cháo hạt sen

Nguyên liệu chế biến gồm:

  • Gạo tẻ: trọng lượng 50g
  • Hạt sen: trọng lượng 100g
  • Củ mài: trọng lượng 50g
  • Quả hồng xiêm non: trọng lượng 15g
  • Đường phèn: trọng lượng 20g

Các bước thực hiện:

  • Quả hồng xiêm giã nhỏ, đun sôi kỹ với 250ml nước, lọc lấy nước.
  • Gạo tẻ, hạt sen, củ mài sấy khô, tán thành bột cho vào nước hồng xiêm khuấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín, cho đường phèn vào đun đến khi đường tan hết. Đối với hạt sen, mẹ có thể làm giảm vị đắng của món cháo bằng cách bỏ tâm sen (dùng tăm nhọn đẩy ngược từ dưới hạt sen lên)
  • Mẹ nên cho trẻ ăn liền khi còn nóng. Mẹ có thể cho bé ăn liền 2-3 ngày món sẽ giúp giảm tiêu chảy hiệu quả.

CÁC MÓN CHÁO ĐỦ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

  1. Cháo rau sam

Nguyên liệu chế biến gồm:

  • Gạo: trọng lượng 30g
  • Rau sam: trọng lượng 90g
  • Quả hồng xiêm non: trọng lượng 10g

Các bước thực hiện:

  • Cho rau sam, quả hồng xiêm non vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ rồi lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
  • Cho gạo (đã xay thành bột) vào nước rau trên quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín mẹ có thể cho thêm chút nước mắm vào với một lượng vừa ăn.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn với lượng 2 lần 1 ngày khi cháo còn nóng

CÁC MÓN CHÁO ĐỦ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Cháo rau sam tốt cho hệ tiêu hóa của bé

  1. Cháo gừng

Nguyên liệu chế biến bao gồm:

  • Gạo tẻ: trọng lượng 50g
  • Gừng tươi: trọng lượng 50g

Các bước thực hiện:

  • Gừng (chọn củ gừng già) rửa sạch thái nhỏ hoặc xay nhuyễn
  • Cho gừng đã chuẩn bị và gạo vào nồi thêm nước vào nấu chín thành cháo

Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, trị tiêu chảy nên sẽ giúp trẻ giảm tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.

CÁC MÓN CHÁO ĐỦ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Ngoài ra, Khi bị tiêu chảy, đường ruột của trẻ bị trẻ thường bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có ích (lợi khuẩn). Vì vậy, mẹ cần chú trọng bổ sung vi khuẩn có ích (men vi sinh - Probiotics) cho trẻ để chống lại tác hại từ vi khuẩn có hại, phục hồi sức khỏe đường ruột nhanh chóng. Men vi sinh được nghiên cứu lâm sàng bởi nhiều công trình khoa học giúp giảm thời gian bị tiêu chảy, giảm số lần đi tiêu trong ngày.

 

Bài viết liên quan