BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA NGÀY TẾT
Bệnh rối loạn tiêu hóa thường do thực phẩm gây ra, đặc biệt vào dịp Tết. Theo thống kê, rối loạn tiêu hóa thường xảy ra do thức ăn chế biến chưa tốt, điều kiện bảo quản hạn chế, do ăn quá nhiều các loại thức ăn từ những bữa tiệc…Hãy bảo vệ hệ tiêu hóa thật tốt trước khi chúng gặp những tình trạng sau đây:
1. Đầy bụng
Chướng bụng xảy ra khi ăn uống quá nhiều thức ăn vượt quá khả năng xử lý của hệ tiêu hóa (còn được gọi là bội thực). Đặc biệt, khi ăn nhiều, nhất là ăn nhiều chất đạm và chất béo (thịt mỡ) lại uống nhiều bia rượu thì tình trạng no hơi, chướng bụng càng dễ xảy ra và càng nặng hơn.
Để giải quyết đầy hơi chướng bụng sau ăn, bạn nhớ luôn mang theo bên mình những người bạn Simethicone với hương vị thơm ngon như kẹo khi ngậm hay nhai. Hoạt chất Simethicone sẽ giúp phá vỡ các bóng khí gây đầy hơi trong dạ dày nhanh chóng.
2. Viêm loét dạ dày
Những người từng bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ dễ bị tái phát trong dịp Tết do nhiều nguyên nhân: căng thẳng, thức khuya, lo toan chuẩn bị Tết, ăn uống không điều độ, không đúng giờ, dùng những chất gây hại cho dạ dày (chua cay, rượu bia), các vết loét nhỏ hay cũ bị lớn ra do tác động của thức ăn, rượu bia, nước ngọt có ga.
Bạn cần phải bảo vệ hệ tiêu hóa của mình ngay từ bây giờ trước khi quá muộn bằng men vi sinh nhằm tăng cường lợi khuẩn. Một số chủng men vi sinh như Lactobacillus, Bifidobacterium…được chứng minh có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy men vi sinh cũng giúp giảm thời gian và tần xuất tiêu chảy.
3. Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn do thức ăn bảo quản không kỹ, hay để lâu ngày bị nhiễm vi khuẩn và các độc tố của vi khuẩn.
Thậm chí, thức ăn có chứa các hóa chất bảo quản độc hại sẽ gây bệnh “viêm dạ dày ruột cấp” với biểu hiện đau bụng vùng trên rốn kèm theo buồn nôn, nôn ói (viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn), hoặc đau quặn vùng bụng dưới rốn hay đau khắp bụng kèm theo tiêu phân lỏng nước, phân đàm nhầy, phân lẫn nhầy máu và có thể kèm theo sốt (viêm ruột cấp do ngộ độc thức ăn).
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê, vọp bẻ tay chân do bị mất nước và các chất điện giải (gọi nôm na là mất muối) trong cơ thể.
Sau khi cơ thể đã qua cơn nguy hiểm cần phải có chế độ bồi dưỡng sức khỏe với cháo loãng, thức ăn nhẹ bụng. Lúc này cơ thể đang suy nhược, tiêu hóa kém, thiếu lợi khuẩn do hậu quả điều trị kháng sinh...cần bổ sung men vi sinh để giúp tăng cường lợi khuẩn, như những người lính bảo vệ hệ tiêu hóa trước sự tấn công kế tiếp của vi khuẩn gây bệnh và giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu thức ăn bình thường trở lại.
Bài viết liên quan