Từ vài thập kỷ  cho đến nay, trục hệ vi sinh - ruột - não đã ngày càng được nghiên cứu. Bởi lẻ  có vẻ như vi khuẩn hệ vi sinh  đóng vai trò chính cả ở cấp độ ruột và trong não. Vậy tác động của những vi khuẩn này đến các cơ quan của chúng ta là gì?

VAI TRÒ  TRỤC  HỆ VI SINH - RUỘT- NÃO
    Hính minh họa : NHỮNG CON ĐƯỜNG GIAO TIẾP TRỤC RUỘT – NÃO

Vi khuẩn sản xuất các chất chuyển hóa rất hữu ích

Chuột không có mầm vi trùng (= axenic) có rối loạn phát triển thần kinh. Tại sao? Bởi vì một số tế bào của ống thần kinh sử dụng các axit béo chuỗi ngắn xuất phát từ  quá trình lên men của vi khuẩn để phát triển  trưởng thành. Do  đó nếu không có axit béo chuỗi ngắn , không có sự trưởng thành các tế bào đó. Dường như các sản phẩm chuyển hóa này tác  động tại chỗ  trong các tế bào của hệ thống nội tiết hoặc hệ thống miễn dịch.

Những năm đầu đời của trẻ 

Trẻ lên đến ba tuổi, sự phát triển não bộ cũng như sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột của nó rất quan trọng. Đầu tiên người ta  biết rằng cách sinh nở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh của trẻ. Trẻ sinh ra qua âm đạo mẹ, tiếp xúc trực tiếp với hệ vi sinh  âm đạo cũng như với vi trùng từ  phân. Những hệ vi sinh đầu đời này  sẽ tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh.

Trái lại, trẻ sinh ra do mổ lấy thai có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn, bệnh viêm ruột mãn tính hoặc các bệnh liên quan đến miễn dịch.

Nuôi con bằng sữa mẹ đóng một vai trò trong sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột : trẻ bú sữa mẹ có hệ vi sinh  Bifidobacterium đậm đặc hơn. Các oligosacarit có trong sữa mẹ sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ em. Và luôn luôn ở trẻ em, người ta đã chứng minh rằng hệ vi sinh vật đường ruột có vai trò trong qua trình phát triển nhận thức của chúng

Để tìm hiểu thêm về hệ vi sinh của trẻ sơ sinh , tất cả cần phải  được làm  rõ thêm trong mối liên hệ giữa hệ vi sinh - đường  ruột và não

Sự giao tiếp giữa ruột và não là hai chiều: tín hiệu đi từ hướng  ruột đến não và ngược lại. Và hệ vi sinh sẽ tác động lên não với ít nhất hai cách được xác định:

  • Thông qua các tế bào thần kinh của hệ thống thần kinh ruột (hệ thống thần kinh đặc trưng cho ruột)
  • Qua dây thần kinh sọ X

Các yếu tố gây rối loạn hệ vi sinh  sẽ có tác động đến chức năng não

Một số yếu tố bên ngoài được biết là làm xáo trộn sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột. Một  trường hợp, ví dụ với kháng sinh. Vậy mối quan hệ với bộ não là gì ? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng thuốc kháng sinh làm giảm số lượng một số chất chuyển hóa của não (như serotonin). Và liệu pháp kháng sinh cũng sẽ làm tăng sự lo lắng và trầm cảm. Ngược lại, bệnh nhân mắc bệnh lý não có hệ vi sinh đường ruột suy yếu và thường bị rối loạn vận chuyển đường ruột.

Cuối cùng, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự rối loạn của trục vi sinh-ruột-não có liên quan đến các bệnh lý như tự kỷ, thiếu chú ý, bệnh Parkinson hoặc thậm chí là bệnh Alzheimer. Một  thử nghiệm cho thấy khi  hệ vi sinh  đường ruột cấy từ chuột bị trầm cảm sang chuột lành mạnh, sẽ thấy tâm trạng và hành vi của chúng thay đổi.

Ngược lại, chế phẩm sinh học dùng cho các đối tượng khỏe mạnh có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của não

Tài liệu tham khảo : https://le-quotidien-du-patient.fr/article/demain/recherche/etudes-et-experimentations/2019/02/22/axe-microbiote-intestin-cerveau

Bài viết liên quan