Không dễ để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Khi xảy ra hiện tượng tiêu chảy, nếu không chú ý xử lý kịp thời, bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

TIÊU CHẢY Ở TRẺ SƠ SINH

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trước tiên ba mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến ba mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

Điều trị trẻ bị tiêu chảy như thế nào

Bù nước và điện giải là điều quan trọng trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Các loại dung dịch bù nước:

  • Oresol: Pha với nước theo đúng tỷ lệ rồi cho trẻ uống.
  • Nước muối đường: 1 muỗng muối + 8 muỗng đường + 1 lít nước chín.
  • Nước cháo muối: 1 muỗng muối + 1 nắm gạo + 1 lít nước chín đun sôi.
  • Nước dừa muối: 1 muỗng muối + 1 lít nước dừa.

TIÊU CHẢY Ở TRẺ SƠ SINH

Chế độ ăn:

  • Tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú.
  • Sau khi đã bù nước có thể cho tiếp chế độ ăn như trước khi trẻ tiêu chảy. Hạn chế rau, nước ngọt, cam vắt.
  • Thức ăn cần nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.

Sử dụng thuốc: Nếu trẻ có sốt thì phải hạ sốt cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy do thuốc có thể gây liệt ruột không tống phân ra ngoài được.

Sử dụng men vi sinh (probiotics): theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, việc thêm lợi khuẩn probiotics và prebiotics vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp bé ngăn ngừa tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Theo một nghiên cứu trên 200 trẻ sơ sinh từ 4-10 tháng tuổi, những bé có tăng cường lợi khuẩn ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn so với những trẻ khác. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, probiotics giúp ngăn ngừa Rota virut, loại virut gây bệnh tiêu chảy và ói mửa.

Đối với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cần lựa chọn loại men vi sinh bao gồm các thành phần bé có thể tiêu hóa được, nên sử dụng dạng lỏng hoặc bột pha nước/ sữa.

Men vi sinh chứa BB-12TM trong dầu hướng dương (không chứa các thành phần nào khác) dùng để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ em, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, sinh mổ

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội, không cho trẻ uống nước lã.

Việc vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.

TIÊU CHẢY Ở TRẺ SƠ SINH

Khi nào cần phải đi khám bác sĩ

Bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ có những dấu hiệu:

  • Trẻ đi tiêu chảy quá 3 ngày, nghi ngờ tả.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng mất nước.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Tiêu đàm máu.

Bài viết liên quan