THỜI ĐẠI HỆ VI SINH BẮT ĐẦU
Ngày 13/11/2024
SỬ DỤNG CHẤT THẢI SINH HỌC TỪ NGƯỜI KHỎE MẠNH ĐỂ TRỊ BỆNH
Những người bị tiêu chảy nặng và đau bụng do nhiễm trùng nhiều lần bởi vi khuẩn clostridium difficile, để điều trị họ nuốt dịch chiết chất thải sinh học của người khỏe mạnh dưới dạng viên nang. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Benoît Guery từ Bệnh viện Đại học Lausanne chỉ ra rằng trong 95% trường hợp, liệu pháp này chữa khỏi bệnh một cách bền vững, trong khi tỷ lệ thành công của kháng sinh chỉ là 30%.
CHUV là cơ sở duy nhất ở Thụy Sĩ được phép thực hiện cấy ghép hệ vi sinh vật trong chất thải sinh học. Ý tưởng là vi khuẩn clostridium difficile chiếm lĩnh ruột người mà cộng đồng vi khuẩn đã bị cạn kiệt do điều trị bằng kháng sinh. Nuốt dịch chiết từ chất thải sinh học của người khỏe mạnh giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột đa dạng và khôi phục lại sự cân bằng làm người ta nhớ lại nguyên tắc “dĩ độc trị độc” của y học phương đông.
Benoît Guery nói: “ Từ xưa, những người bệnh này phải tự mình lấy những chất chiết xuất từ chất thải sinh học và chuẩn bị trong nhà bếp của họ ”. Tục lệ này giờ đây đã là quá khứ, ngày nay những người hiến tặng vi khuẩn tự nguyện phải trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe để tránh truyền bệnh cho người nhận và việc bào chế các viên nang chất thải sinh học được tiêu chuẩn hóa.
Cấy ghép hiện đang được xem xét để điều trị các bệnh khác, bao gồm bệnh viêm ruột và bệnh tự kỷ.
CON TÀU NÔ-Ê DÀNH CHO VI KHUẨN
Một rương kho báu tương tự như kho hạt giống toàn cầu ở Svalbard, Na Uy, sắp xuất hiện ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không có ý định lưu trữ hạt giống ở đó mà là các mẫu hệ vi sinh vật của con người từ khắp nơi trên thế giới. Ý tưởng của doanh nghiệp quốc tế này, trong đó phần lớn các tổ chức của Thụy Sĩ tham gia, là bảo tồn sự đa dạng của hệ vi sinh vật của con người cho hậu thế, trước khi quá muộn. Trên thực tế, trong những năm gần đây, tình trạng cạn kiệt đã xuất hiện trong lĩnh vực vi khuẩn, đặc biệt hơn là trong hệ thực vật đường ruột của người dân ở các nước công nghiệp hóa. Nguyên nhân: kháng sinh, chế độ ăn uống không cân bằng và tiếp xúc không đủ với thiên nhiên. Pascale Vonaesch thuộc Đại học Lausanne, một trong những người lãnh đạo chính của giai đoạn thí điểm, cho biết: “Đồng thời, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng các bệnh mãn tính như dị ứng, béo phì và tiểu đường”.
Con tàu Nô – Ê
Sử dụng 2.000 mẫu chất thải sinh học, các nhà nghiên cứu trong dự án thí điểm hiện đang phát triển các phương pháp bảo tồn và kích hoạt lại hệ vi sinh vật. “Việc này khó hơn nhiều so với hạt giống vì chúng là hỗn hợp vi khuẩn phức tạp mà khả năng sống sót của chúng không phụ thuộc vào cùng điều kiện”. Nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm một hầm trú ẩn quân sự cũ để lưu trữ các thùng chứa mẫu lạnh.
VỀ THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRẦM CẢM
Hệ thực vật đường ruột đóng vai trò trong nhiều bệnh về não, bao gồm trầm cảm và tâm thần phân liệt. Hy vọng là có thể chữa trị cho những người bị ảnh hưởng bằng cách thay đổi hệ vi sinh qua chế độ ăn uống của họ. Bác sĩ tâm thần Dragos Inta từ Đại học Fribourg lưu ý: “Thực tế không có nghiên cứu lâm sàng nào về chủ đề này và các cơ chế chưa được hiểu rõ”. Ông nghiên cứu lý do tại sao gần 1/3 số người bị trầm cảm cũng rất béo phì. Chuyên gia cho biết: “Ngược lại trầm cảm cổ điển, các quá trình viêm thần kinh đang tác động” . Ông giả định rằng chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất thông qua hệ vi sinh trong dạ dày của bệnh nhân gây ra tình trạng viêm mãn tính trong não. Được bao quanh bởi một nhóm quốc tế, ông ấy đang xây dựng một chế độ ăn ít carbohydrate nhằm chống lại tình trạng thừa cân và trầm cảm.
SỰ TÁC ĐỘNG LÊN THUỐC MEN
Những viên thuốc chúng ta nuốt thường là bữa tiệc cho vi khuẩn. Nhà vi trùng học Michael Zimmermann nhớ lại rằng “những giai thoại về ảnh hưởng của hệ vi khuẩn đường ruột đối với một số loại thuốc, chẳng hạn như Digitoxin, đã được lưu truyền trong một thời gian dài”.
Trưởng nhóm tại Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử Châu Âu ở Heidelberg, ông đã dẫn đầu nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về cách vi khuẩn đường ruột thông thường biến đổi các thành phần hoạt chất y tế.
Kết quả: 2/3 trong số 271 loại thuốc được thử nghiệm do tác dụng của vị khuẩn, đã được chuyển hóa thành các chất khác nhau. “Những tác động này cần được tính đến khi phát triển, kê đơn và định lượng thuốc”. Sự thích ứng cá nhân của hệ vi sinh vật đường ruột với một số loại thuốc sử dụng thực phẩm chứa men vi sinh hoặc cấy ghép hệ vi sinh vật trong phế thải sinh học là một phương pháp đang được xem xét.
AustrpharmVN
Nguồn tham khảo: L’ère du microbiome commence
https://www.revue-horizons.ch/2022/12/01/lere-du-microbiome-commence/
Bài viết liên quan