Ngày Tết ăn uống như thế nào vừa an toàn vừa đảm bảo sức khỏe luôn khiến cho nhiều người đau đầu. Vậy ăn bao nhiêu là đủ, và có nên ăn ít nhiều bữa?

NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT DỊP TẾT

Những thói quen không tốt

Ngày Tết, mọi người thường có suy nghĩ thừa dinh dưỡng nhưng thực tế, vấn đề ngày Tết sẽ là…thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng rất nhiều. Đặc điểm chung các món ăn ngày Tết chứa nhiều muối (giò lụa, giò thủ, xúc xích, lạp xưởng, tôm khô, khô bò, khô mực, dưa món, củ kiệu…), nhiều đường (bánh kẹo, mứt, nước ngọt có ga…), nhiều cholesterol (các loại thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…), nhiều năng lượng (bánh tét, bánh chưng, thịt kho tàu), nhiều chất kích thích, thức uống chứa cồn, ít rau củ quả.

NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT DỊP TẾT

Hầu như thói quen tất cả mọi nơi vào ngày Tết người dân thường ăn quá nhiều đồ công nghiệp như các loại thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp…Chúng có hàm lượng muối quá cao, hầu như không có chất xơ cũng như các loại vitamin. Ngoài ra, những thực phẩm này chứa rất nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản.

Người dân thường ăn quá nhiều các loại thịt như thịt lợn, bò, chân giò, thậm chí cả các loại thịt rừng dẫn đến nguy cơ thừa chất mỡ và đạm, thiếu hụt rau, các loại vitamin và chất xơ. Tiêu chuẩn ngày thường mỗi người tối đa 100g thịt, ngày Tết ít vận động hơn nên giảm lượng thịt xuống thấp hơn.

NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT DỊP TẾT

Sử dụng nhiều các loại bánh ngọt, mứt kẹo, nước giải khát, thức uống chứa cồn… gây đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, tạo môi trường axit trong cơ thể gây mệt mỏi. Ngoài ra, các thức ăn ngọt chủ yếu là nhóm đường đơn, chỉ số đường rất cao dễ làm tăng đường huyết cấp tính.

Ăn như thế nào?

Vui Tết nhưng mọi người không được quên rau, củ, quả; việc này tưởng bình thường nhưng vô cùng quan trọng trong những ngày Tết. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị mỗi người trưởng thành cần ăn đủ tối thiểu 400g rau củ quả mỗi ngày nhằm bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật cho cơ thể. Kết hợp với việc luyện tập thể lực hợp lý và một đời sống tinh thần lành mạnh, sẽ tạo nền tảng vững chắc để đạt đến sức khỏe tối ưu. Các chuyên gia y tế cảnh báo đến 75% dân số thế giới không ăn đủ lượng rau củ quả theo khuyến nghị và thậm chí tại Việt Nam con số này lên đến 80%.

NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT DỊP TẾT

Chính vì thế, việc tạo thói quen ăn trái cây mỗi ngày là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày Tết. Tốt nhất trái cây nên ngâm nước muối, ngâm qua dấm, rửa sạch và ăn nguyên vỏ.

Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ cũng như ổn định đường tiêu hóa bằng thực phẩm như dưa hành, sữa chua, tỏi, gừng, ớt tiêu, nghệ… Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe như men vi sinh sẽ giúp giảm các nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn gây ra.

Dù là ngày Tết nhưng vẫn phải cố gắng xây dựng 3 bữa ăn chính. Ngoài ra việc ăn đúng bữa vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ em và người lớn tuổi.

Trong dịp Tết, đồ uống như thế nào cũng là câu hỏi của nhiều người, ngày tết có thể uống nước trái cây, hoa quả. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến cáo tốt nhất nên ăn hoa quả tươi hạn chế dùng sinh tố hay nước ép. Trường hợp dùng nước ép vắt ra cần dùng ngay, để lâu sẽ bị tăng độ acid và phân hủy các vitamin. Nên sử dụng trái cây, nước ép trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Không nên dùng nước trái cây buổi sáng mới ngủ dậy, lúc đói bụng, dễ gây ra tiêu chảy, ợ nóng rát (đối với bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy).

NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT DỊP TẾT

Vì hàm lượng nước ngọt không tốt cho cơ thể nên tối đa 3 lon nước ngọt/1 tuần, tuy nhiên nếu bạn hạn chế đến mức tối đa thì càng có lợi cho sức khỏe.

Bài viết liên quan