Bạn biết gì về Hệ tiêu hóa trong cơ thể

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, vì có mối liên hệ với mọi sinh hoạt thường ngày. Hệ tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật).

Tiêu hóa chính là quá trình phá vỡ và hấp thụ thức ăn. Thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học từ dạng phức tạp thành những chất dinh dưỡng có thể tiêu hóa được. Các chất dinh dưỡng này sau đó được hấp thu vào cơ thể, các chất cặn bã thì được đào thải ra khỏi cơ thể.

Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?

Hệ tiêu hóa hoạt động theo 3 cơ chế chính:

- Thức ăn sẽ được vận chuyển vào đường tiêu hóa, nhào trộn với dịch tiêu hóa và phân cắt thành những mẫu nhỏ (cơ học).

- Các cơ quan trong hệ tiêu hóa sẽ tiết ra dịch tiêu hóa để phân giải thức ăn thành các chất đơn giản, dễ hấp thu (hóa học).

- Thức ăn sau khi được phân giải thành các chất đơn giản trong ống tiêu hóa được đưa vào máu (hấp thu).

Hệ vi khuẩn đường ruột-một thế giới bí ẩn

HỆ TIÊU HÓA “BỘ NÃO THỨ HAI” CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay lập tức khi thức ăn đi vào miệng rồi tới dạ dày; còn vi sinh vật đường ruột có thể là có lợi, có hại và trung tính, sẽ tham gia vào chức năng hóa học và chức năng hấp thu của hệ tiêu hóa. Do đó ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi sinh vật gây bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm của đường tiêu hóa. Những sản phẩm của quá trình trao đổi chất (axit lactic, axit acetic và các axit béo mạch ngắn dễ bay hơi) có tác dụng giảm pH đường ruột, do vậy tạo điều kiện không thuận lợi cho vi khuẩn gây hại. Probiotics còn có vai trò bảo vệ chất nhầy đường ruột nhờ sự tổng hợp và tiết ra các peptit có tính kháng khuẩn, mucins, do đó ngăn chặn sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh với biểu bì ruột.

Những vấn đề của hệ tiêu hóa trong cơ thể con người

HỆ TIÊU HÓA “BỘ NÃO THỨ HAI” CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Trào ngược axit là thuật ngữ phổ biến dùng cho bệnh trào ngược dạ dày, hay trào ngược thực quản. Triệu chứng của trào ngược axit bao gồm: ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản.

Loét dạ dày, tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non), khi lớp niêm mạc ấy bị bào mòn bởi một loại dịch tiêu hóa có tính axit. Hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng đều do vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày - gây ra. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân.

Không dung nạp lactose là tình trạng không có khả năng tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Những người bị hội chứng này thường có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng.

HỆ TIÊU HÓA “BỘ NÃO THỨ HAI” CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy... 

Bệnh ở hệ tiêu hóa…do đâu?

Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan khác nhau trải dọc khắp cơ thể người từ miệng cho đến hậu môn. Do đó nếu các cơ quan trong hệ tiêu hóa có sự biến đổi, rối loạn chức năng sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa, thường được gọi chung là bệnh rối loạn tiêu hóa, như là:

Ăn uống không hợp vệ sinh: thói quen ăn uống ở các hàng quán vỉa hè mà không biết rằng những thức ăn vui miệng đó có thể chẳng rõ nguồn gốc xuất xứ, lại không hợp vệ sinh nên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa việc đại tiện sẽ khó khăn hoặc có sự khác thường trong phân.

Sử dụng các thức ăn “kỵ” nhau gây khó tiêu, ngộ độc: sữa đậu nành và trứng gà cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng; Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt) vì nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu; …

Do bị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm ruột cấp, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh gây ra chứng tiêu chảy.

Công việc căng thẳng, ăn uống thất thường. Stress bởi công việc cũng dẫn đến việc ăn uống khó tiêu hóa hơn, ăn không ngon.

Do uống nhiều bia, rượu, chất có cồn: uống rượu bia lâu ngày làm mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thêm vào đó uống rượu bia nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS). Thường thì sau mỗi cuộc nhậu thường gặp những triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa (đi ngoài, đi đặc, đi lỏng) vào sáng hôm sau.

HỆ TIÊU HÓA “BỘ NÃO THỨ HAI” CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Một số phương pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Bổ sung hoa quả thường xuyên rất tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Một số loại hoa quả có lợi cho sức khỏe như: Chuối, táo, sữa chua, yến mạch, gừng.

Không nên ăn các món ăn lạ có thể khiến cho hệ tiêu hóa không quen dễ khiến bệnh nặng thêm. Ăn ít đồ ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt. Bên cạnh đó cũng không uống rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga… 

Hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác đói giúp bạn ăn ngon miệng. Từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt lên. Đây cũng là một cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất hiệu quả. Nhất là với những người làm công việc văn phòng ít vận động.

Kết hợp vi khuẩn có lợi vào chế độ ăn uống: như dùng các loại men vi sinh, sữa chua, … khi lượng vi khuẩn có lợi được tăng cường thông qua chế độ dinh dưỡng tốt thì chúng sẽ có khả năng lấn át, đè bẹp, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột và giúp đường ruột khỏe mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu thức ăn. 

Bài viết liên quan