Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải tiêu chảy với lý do đơn giản-trẻ ăn phải nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Khi bé bị tiêu chảy, các mẹ cần bình tĩnh, đồng thời nắm cách xử lý kịp thời giúp bệnh của con không kéo dài và tình trạng trở nên nặng hơn.

BÌNH TĨNH XỬ LÝ KHI CON TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Bù nước cho bé

Trẻ có dấu hiệu đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ ngày là dấu hiệu để đánh giá trẻ mắc tiêu chảy. Trong tất cả các trường hợp tiêu chảy, việc đầu tiên mẹ cần làm ngay phải cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước điện giải-oresol cho trẻ uống theo hướng dẫn trên bao bì sau mỗi lần đi tiêu để bù nước với lượng nhỏ và vừa đủ.

Đối với trẻ sơ sinh việc bú mẹ vẫn diễn ra bình thường, sữa mẹ chứa nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ, đồng thời giúp trẻ bù lại nguồn nước.

BÌNH TĨNH XỬ LÝ KHI CON TIÊU CHẢY
Cho trẻ bú bình thường kể cả khi trẻ bị tiêu chảy

Không nên nghe theo những lời đồn như “cho trẻ uống nước sợ trẻ bị tiêu chảy nặng thêm” là hoàn toàn sai. Mẹ cần ghi nhớ bù nước cho trẻ sau khi phát hiện bị tiêu chảy là việc nên làm đầu tiên.

Chế độ ăn cho bé

Các mẹ vẫn giữ nguyên các bữa ăn cho bé, tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường, tuyệt đối không giảm phần ăn vì sẽ gây ra tình trạng giảm cân, mệt mỏi do thiếu năng lượng. Đối với những trẻ bị nôn, mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa để trẻ ăn từ từ, bởi hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn yếu.

Khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo vitamin, protein và các yếu tố vi lượng để phục hồi sự tổn thương của niêm mạc ruột. Thức ăn cần chế biến ở dạng mềm, dễ tiêu hóa; đồng thời bổ sung thêm trái cây tươi chứa nhiều vitamin. Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn đóng gói sẵn, thức ăn chưa được nấu chín.

BÌNH TĨNH XỬ LÝ KHI CON TIÊU CHẢY
Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ vitamin, protein

Tuân thủ dùng thuốc theo toa bác sĩ

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Kháng sinh chỉ được dùng khi đã thăm khám và theo sự chỉ định của bác sĩ. Thường bác sĩ cho bổ sung viên kẽm. Khi bị tiêu chảy hệ tiêu hóa yếu, ăn những thức ăn như trứng hoặc các loại hạt chứa dầu dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ mất một lượng lớn kẽm. Bổ sung kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ sớm phục hồi bệnh, giúp giảm thời gian và tình trạng của tiêu chảy. Đồng thời, bổ sung kẽm kịp thời trong giai đoạn tiêu chảy sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh ở lần tiếp theo.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh

Tiêu chảy tưởng chừng như bệnh lý thông thường, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và ngăn ngừa bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khiến hệ tiêu hóa của bé thường xuyên “bất ổn”. Để bệnh sớm thuyên giảm việc giữ vệ sinh tốt cho trẻ mỗi ngày cũng không kém phần quan trọng. Mẹ cần chú ý hạn chế sự “xâm lấn” của vi khuẩn có hại qua đường tiêu hóa. Với trẻ sơ sinh, trước khi cho trẻ bú, mẹ cần đảm bảo vệ sinh đầu vú. Ngoài ra, nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, đồ dùng gia đình, đặc biệt dụng cụ làm bếp phải luôn được làm sạch sau khi dùng là điều tối thiếu.

Bổ sung men vi sinh

Khi bị tiêu chảy, đường ruột của trẻ bị trẻ thường bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có ích (lợi khuẩn). Vì vậy, mẹ cần chú trọng bổ sung vi khuẩn có ích (men vi sinh - Probiotics) cho trẻ để chống lại tác hại từ vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng… Men vi sinh được kiểm soát hoạt độ nước, đóng gói trong nitơ, rất hữu ích đối với hệ tiêu hóa của trẻ, kể cả người lớn.

Tham khảo thêm thông tin tại: http://www.thuocucchau.com/thong-tin-bo-ich/l-bio-n-thuoc-bot-uong-ho-tro-phong-ngua-va-dieu-tri-tieu-chay-tao-bon-viem-dai-trang-kich-thich.html  

Bài viết liên quan