GIẢM ĐẦY HƠI, NÔN ÓI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Các giải pháp phối hợp hỗ trợ giảm nôn ói cho phụ nữ có thai: Tốt nhất là áp dụng các giải pháp tự nhiên để cơ thể dần dần thích nghi và hết nôn ói.
- Uống đủ nước:
Uống đủ nước (2,5-3 lít nước tinh khiết mỗi ngày) có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng buồn nôn và để bổ sung lượng nước đã mất do nôn ói.
- Sử dụng các thực phẩm, gia vị hỗ trợ:
Gừng, lá bạc hà tươi, hạt hạnh nhân, chanh, trà xanh …
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
Khi mang thai không được để cơ thể quá đói hoặc quá no và nên tránh xa các nguyên nhân gây đầy hơi (ăn các loại đậu, thức ăn chiên xào, thức uống có gas, các loại mắm, phô mai, cà phê sữa…). Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để tránh đầy hơi, khó hơi.
- Tránh những thứ có thể gây buồn nôn: Mùi hôi, cá tanh, mùi chiên xào.
- Tinh thần lạc quan, sảng khoái và tập thể dục nhẹ mỗi ngày.
Giảm đầy hơi nôn ói khi có thai
Dùng thuốc hỗ trợ: Phụ nữ mang thai phải được chỉ định thuốc hết sức thận trọng. Cơ Quan Quản lý Dược Phẩm Mỹ (FDA) đưa ra bảng phân loại Quốc tế về mức độ nguy cơ của các loại thuốc trên phụ nữ có thai
- Loại tuyệt đối cấm dùng cho phụ nữ có thai
- Loại có bằng cớ gây nguy cơ cho phụ nữ có thai.
- Loại cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ cho phụ nữ có thai.
Các loại thuốc nằm ngoài 3 loại trên có thể dùng cho phụ nữ có thai.
Thuốc trị nôn ói, say tàu xe thông thường đều nằm trong 3 nhóm ở trên nghĩa là không được dùng cho phụ nữ có thai. Do đó, chưa có một loại thuốc đặc hiệu chống nôn ói ở phụ nữ có thai (nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị).
Có thể giảm bớt sự kích thích và chèn ép lên hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai bằng cách nhai viên thuốc có hoạt chất Simethicone sau bữa ăn. Simethicone chỉ có tác dụng chống đầy hơi, chậm tiêu chứ không có tác dụng trực tiếp chống nôn ói. Tuy nhiên, giảm đầy hơi, giúp tiêu hóa nhanh cũng là yếu tố gián tiếp góp phần hỗ trợ giảm nôn ói cho phụ nữ có thai.
Liều dùng là nhai 1 – 2 viên/ lần sau mỗi bữa ăn.
Trong mọi trường hợp, nên ưu tiên áp dụng các giải pháp tự nhiên trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc.
TS. BS. LÊ THÀNH LÝ
Nguồn Eva, ngày 25/04/2013
Bài viết liên quan