Chúng ta thường cho rằng vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ có một hơi thở thơm tho, thoải mái và tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên chứng hôi miệng là một vấn đề “khó nhằn” khi bạn không tìm ra đúng nguyên nhân của nó. Hôi miệng do một số bệnh dạ dày, hệ tiêu hóa gây ra là dai dẳn và khó tìm ra nguyên nhân hơn cả.

 

MEN VI SINH GIẢI CỨU CHIẾC MIỆNG HÔI

Hôi miệng xoay quanh chuyện đánh răng

Nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng thì nhiều vô kể, trên thực tế có hơn 90% là do khoang miệng, và nguyên nhân còn lại là do các bệnh lý như GERD, tiểu đường, viêm họng, viêm xoang, suy gan thận…hoặc do thực phẩm, hút thuốc lá và do tâm lý.

Các vi khuẩn sống trong khoang miệng, đặc biệt ở lưỡi (mặt trên của lưỡi) thức ăn còn sót lại lên men gây ra các chất hóa học có mùi (các hợp chất lưu huỳnh hydrogen sulfide (H2S), dimethyl sulfide (CH3SCH3)…). Trong trường hợp này vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ lại, sinh sôi, lan rộng trong miệng và sinh ra các chất gây hôi miệng kể trên.

MEN VI SINH GIẢI CỨU CHIẾC MIỆNG HÔI

Bạn cần có một chế độ vệ sinh răng miệng khắc khe hơn những người bình thường, vì vi khuẩn gây hôi miệng ngoài răng còn bám cả trên nứu, kẽ răng và nhiều nhất là trên lưỡi. Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng chứa menthol để làm sạch khoang miệng, sát khuẩn cả vùng trong má và lưỡi.

Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ ngày để loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Hạn chế dùng tăm vì tăm có thể gây thưa kẻ răng, tổn thương nướu, hơn nữa cũng không đạt hiệu quả làm sạch cao.

MEN VI SINH GIẢI CỨU CHIẾC MIỆNG HÔI

Bạn cần đánh bay các vi khuẩn dưới lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi, theo chiều từ gốc lưỡi tới đầu lưỡi, mỗi ngày/ lần là được. Bạn cũng không nên lạm dụng quá phương pháp này. Điều này khiến cho bề mặt lưỡi đau rát và tổn thương các gai vị giác kích thích ăn uống.

Khám nha khoa định kỳ để lấy cao răng nhằm loại bỏ mảng bám cao răng, nơi vi khuẩn tồn tại và phát triển, phát hiện và điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nướu.

Ăn kiêng khoa học và loại bỏ singum

Những ý kiến cho rằng hạn chế tiếp xúc với thức ăn thì miệng sẽ không có mùi và bạn chọn cách nhịn ăn? Khi bạn nhịn ăn, lượng carbonhydrat cung cấp cho cơ thể giảm làm cơ thể đốt cháy chất béo dự trữ để giải phóng năng lượng thay vì đốt cháy carbonhydrat. Khi đốt cháy mỡ, ceton tạo ra trong cơ thể, và một số được giải phóng ra hơi thở gây mùi hôi.

MEN VI SINH GIẢI CỨU CHIẾC MIỆNG HÔI

Bạn nên áp dụng một chế độ ăn kiêng khoa học (tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng) thay vì nhịn ăn (ăn nhiều chất xơ, no lâu hơn).

Tuyệt chiêu phòng chống hôi miệng:

Sau bữa ăn, thay vì nhai singum bạn có thể thay thế sẽ giúp bạn giảm đầy hơi sau ăn, đồng thời nhũ dịch sẽ giúp thơm và làm sạch khoang miệng. Có các vị tự nhiên như cam, bạc hà cho bạn thỏa sức lựa chọn. Mách bạn simethicone làm giảm đầy hơi, ợ hơi; ợ hơi là một nguyên nhân gây hôi miệng nữa đấy.

Trà xanh hoặc một quả táo cũng mang lại hiệu quả. Chất polyphenol trong trà xanh và táo giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng.

Bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh mỗi ngày để cung cấp probiotic (lợi khuẩn) giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây hôi miệng. Không những thế lợi khuẩn còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón hiệu quả, tiện lợi một công đôi việc phải không nào.

 

Đinh hương cũng là một gợi ý dành cho bạn, vì trong đinh hương chứa tinh dầu thơm eugenol và một số chất cay có tính diệt khuẩn, chống viêm và khử mùi rất tốt. Dùng 3-4 lát hoa đinh hương đã phơi khô cho vào miệng ngậm khoảng 5 phút, sau đó nhai cho đến khi hết vị cay trong miệng, bỏ phần bả trong miệng ra ngoài và súc miệng bằng nước lọc. Hoặc tán đinh hương thành bột, sau đó pha với 1 cốc nước lọc ẩm để súc miệng 2 lần (sáng-tối) mỗi ngày.

Giữ miệng luôn ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước vì khi bạn bị khô miệng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Bài viết liên quan