DÙNG MEN VI SINH NGĂN NGỪA H.Pylori
Nhiễm H. pylori được cho là có mặt trong khoảng một nửa số người trên thế giới. Những nước đang phát triển tỷ lệ này là 70%. Nhiễm H. pylori xảy ra khi loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori) lây nhiễm vào dạ dày hay một phần đầu của ruột non. H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân hoặc lây lan qua nước không được xử lý.
Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể qua miệng và vào hệ thống tiêu hóa. Môi trường ở dạ dày và acid dạ dày không thuận lợi đối với nhiều vi khuẩn nhưng lại phù hợp với vi khuẩn H. pylori. H. pylori tiết ra một enzyme, thông qua một loạt các quá trình sinh hóa, tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.
Đối với nhiều người, nhiễm H. pylori không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và không dẫn đến bất kỳ biến chứng. Nhưng đối với những người khác, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.
Trong khi hầu hết vi sinh vật khác bị chết trong môi trường acid dạ dày thì H.pylori lại phát triển tốt nhờ sản xuất ra một lượng men Urease rất lớn
Các dấu hiệu hay triệu chứng có thể xảy ra khi nhiễm H. pylori, bao gồm: Cơn đau nhức hoặc nóng trong bụng, Buồn nôn, Ói mửa, Thường xuyên ợ hơi, Đầy hơi, Giảm trọng lượng. Cần đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trên kéo dài hoặc có các triệu chứng: Cảm giác nặng hoặc đau bụng liên tục., Khó nuốt, Phân có máu hay phân đen mầu hắc ín, Chất nôn có máu hoặc có màu đen hoặc giống như bã cà phê. H. Pylori được phát hiện thông qua nội soi dạ dày, các xét nghiệm: Hơi thở (đo Ure 13C), máu, phân.
H. pylori gây viêm dạ dày mãn tính, là nguyên nhân gây phát triển bệnh viêm loét dạ dày, và được xem là một yếu tố nguy cơ gây phát triển khối u ác tính dạ dày như u lympho niêm mạc dạ dày và ung thư dạ dày.
Các thuốc dùng trong điều trị H. Pylori: Kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin. Tùy theo mức độ kháng thuốc mà sẽ áp dụng liệu pháp điều trị bộ 3 (2 kháng sinh+ 1 ức chế bơm proton/1 kháng histamin) trong 7-14 ngày hay liệu pháp điều trị bộ 4 (nếu thất bại với liệu pháp bộ 3) (2 kháng sinh+ 1 ức chế bơm proton + Bismuth) trong 7-14 ngày. Tuy nhiên liệu pháp bộ 4 gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn so với liệu pháp bộ 3.
Điều trị bằng liệu pháp bộ 3 trong 7 ngày hiện đang được coi là chuẩn trong diệt trừ Helicobacter pylori vì dung nạp tốt và dễ tuân thủ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công khác nhau trong khoảng 65-90%. Sự tuân thủ của bệnh nhân và đề kháng kháng sinh là những yếu tố chính làm thất bại điều trị. Hơn nữa, do dùng một lượng lớn kháng sinh trong 1 tuần có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tác dụng phụ về tiêu hóa sau khi điều trị. Vì vậy, việc lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn có lợi Bifidobacterium, cũng quan trọng đối với những bệnh nhân điều trị H. pylori.
Trong một nghiên cứu thực hiện trên 160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia thành 2 nhóm (1 nhóm điều trị bộ 3 kết hợp với sữa chua chứa Lactobacillus- và Bifidobacterium- trong 1 tuần và dùng sữa chua tiếp tục trong 4 tuần sau khi điều trị bộ 3 và 1 nhóm chỉ điều trị bộ 3 đơn thuần. Kết quả cho thấy: Nhóm điều trị bộ 3 kết hợp với sữa chua có một tỷ lệ tiệt trừ H. pylori (91%) cao hơn so với nhóm chỉ điều trị bộ 3 đơn thuần (78%). Chỉ những bệnh nhân có bổ sung sữa chua chứa Lactobacillus- và Bifidobacterium-cho thấy sự phục hồi tỷ lệ phần trăm Bifidobacterium trong phân sau liệu pháp điều trị bộ 3.
Trong một nghiên cứu khác thực hiện trên 138 bệnh nhân nhiễm H. pylori đã thất bại với liệu pháp điều trị bộ 3. Những bệnh nhân này chia thành 2 nhóm (1 nhóm điều trị bộ 4 kết hợp với sữa chua chứa Lactobacillus- và Bifidobacterium- trong 1 tuần và dùng sữa chua tiếp tục trong 4 tuần sau khi điều trị bộ 4 và 1 nhóm chỉ điều trị bộ 4 đơn thuần). Kết quả cho thấy: Trong nhóm điều trị bộ 4 kết hợp với sữa chua có tỷ lệ diệt trừ H. Pylori (85%) cao hơn nhóm chỉ điều trị bộ 4 đơn thuần (71.1%). Như vậy, điều trị 4 tuần với sữa chua chứa Lactobacillus- và Bifidobacterium- có thể làm giảm H.Pylori đề kháng kháng sinh, do đó cải thiện hiệu quả của liệu pháp điều trị bộ 4.
Từ các nghiên cứu trên cho thấy bổ sung Lactobacillus và Bifidobacterium giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, tăng hiệu quả điều trị H. pylori của các liệu pháp điều trị bộ 3 và bộ 4. Ngoài ra Lactobacillus và Bifidobacterium còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, cải thiện được hệ vi sinh vật đường ruột, tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, ngăn ngừa tiêu chảy do điều trị kháng sinh.
Minh Huyền( Dược phẩm Úc Châu)
Tài liệu tham khảo:
1.Effects of ingesting Lactobacillus- and Bifidobacterium-containing yogurt in subjects with colonized Helicobacter pylori1–3 – Kuan-Yuan Wang, Shui-Nin Li, Chiang-Shin Liu, Daw-Shyong Perng, Yu-Chung Su, Deng-Chyang Wu, Chang-Ming Jan, Chun-Huang Lai, Tsu-Nai Wang, and Wen-Ming Wang Xem chi tiết
2.Pretreatment with Lactobacillus- and Bifidobacterium-containing yogurt can improve the efficacy of quadruple therapy in eradicating residual Helicobacter pylori infection after failed triple therapy1–3 – Bor-Shyang Sheu, Hsiu-Chi Cheng, Ai-Wen Kao, Shan-Tair Wang, Yao-Jong Yang, Hsiao-Bai Yang, and Jiunn-Jong Wu Xem chi tiết
3.Impact of supplement with Lactobacillus- and Bifidobacteriumcontaining yogurt on triple therapy for Helicobacter pylori eradication – Departments of *Internal Medicine, _Medical Technology, Institutes of _Microbiology and Immunology, and Biochemistry, Medical College, National Cheng Kung University, Tainan, Taiwan Xem chi tiết
Bài viết liên quan