Tìm hiểu về hiện tượng đầy hơi :
Ở người khỏe mạnh trong đường tiêu hóa chứa trung bình 900 cm3 khí, khí này cần thiết để duy trì nhu động của ruột. Khi khí này quá nhiều hay ở lại quá lâu trong ống tiêu hóa gây đầy hơi

 

NGƯỜI HAY KHÓ THỞ-ĐẦY HƠI CẦN LƯU Ý GÌ?
Khí đường ruột quá nhiều hay ở lại quá lâu trong ống tiêu hóa
 

Khí đường ruột được sinh ra bởi 2 nguồn: Ngoại sinh và nội sinh.
Khí ngoại sinh là do nuốt (aerophagia) khi ăn hoặc uống vội vàng hoặc tăng nuốt trong thời gian tiết nước bọt quá mức (xảy ra khi buồn nôn hoặc kết quả của trào ngược dạ dày thực quản).

Khí nội sinh được sinh ra do :
– Dùng các loại thực phẩm dễ sinh hơi, thực phẩm giàu polysaccharides, đặc biệt là oligosaccharides như chất xơ hòa tan inulin.
– Những loại thực phẩm bao gồm các loại đậu, đậu lăng, các sản phẩm từ sữa, hành tây, tỏi, hành lá, tỏi tây, củ cải, củ cải, khoai lang, khoai tây, hạt điều, atisô, yến mạch, lúa mì và các loại men trong bánh mỳ, sữa, phô mai.
– Hoặc do sự kém hay chậm tiêu hóa thức ăn dẫn đến gây đầy hơi khi thức ăn đến bị lên men.
– Bất dung nạp đường lactose, đường lactose bị lên men bởi vi khuẩn đường ruột từ đó làm tăng sản xuất khí quá mức khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có chứa lactose.
Đầy hơi còn là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh khác nhau (viêm ruột, viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, và những bệnh khác).

NGƯỜI HAY KHÓ THỞ-ĐẦY HƠI CẦN LƯU Ý GÌ?
Đầy hơi sinh ra nhiều bệnh khác
 

Tìm hiểu về hội chứng dạ dày tim : (Gastrocardiac syndrome)
Đầy hơi gây căng tức vùng thượng vị, đẩy cơ hoành lên, chèn ép phổi và tim, kích thích trực tiếp lên tim, và dịch chuyển vị trí của tim, làm giảm khả năng bơm máu và làm tăng sự co bóp của tim để duy trì cân bằng nội môi,gây hội chứng dạ dày tim, làm bệnh nhân khó thở , tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc thay đổi huyết áp.
Hội chứng dạ dày tim, còn được gọi là Hội chứng Roemheld (RS), được mô tả đầu tiên bởi Ludwig Roemheld (1871-1938). Đây là một hội chứng bệnh ở đường tiêu hóa nhưng gây ra các triệu chứng trên tim.

NGƯỜI HAY KHÓ THỞ-ĐẦY HƠI CẦN LƯU Ý GÌ?
Hội chứng dạ dày tim
 

Đối với người đang suy tim, cao huyết áp…. Hội chứng dạ dày- tim có thể gây nguy hiểm

Phòng ngừa nguyên nhân cơ học gây hội chứng dạ dày tim:
– Dùng các chế phẩm chứa Simethicone (một chất hoạt động bề mặt). Các chất hoạt động bề mặt phá vỡ các bong bóng hơi trong ruột, và khí được thoát ra một cách dễ dàng hơn.
Đường link : Các Tài liệu y dược hướng dẫn dùng simethicone cho HỘI CHỨNG DẠ DÀY-TIM
– Probiotics gồm các vi khuẩn lên men sinh acid lactic như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum cũng làm giảm đầy hơi trong đường ruột, lập lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Chúng có thể làm cho môi trường đường ruột có tính acid hơn, hỗ trợ một sự cân bằng tự nhiên của quá trình lên men.
– Bổ sung enzyme tiêu hóa có thể làm giảm đáng kể lượng hơi gây ra bởi một số thành phần của thức ăn không được tiêu hóa trong cơ thể và bị lên men bởi các vi khuẩn trong ruột non và ruột già. Các enzym tiêu hóa này bao gồm: Alpha-galactosidase, lactase, amylase, lipase, protease, cellulase, glucoamylase, invertase, maltose diastase, pectinase và bromelain.

NGƯỜI HAY KHÓ THỞ-ĐẦY HƠI CẦN LƯU Ý GÌ?

Phòng ngừa hội chứng dạ dày tim

– Một cách làm giảm lượng hơi nữa là thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng thực phẩm giàu carbohydrate, dễ lên men. Dùng các loại gia vị chống lại việc sinh khí đường ruột như thì là, rau mùi.

Thanh Tú – Dược phẩm Úc Châu

Nguồn tham khảo:
1. Gastrocardiac Syndrome – The treatment of Cardiovascular Diseases with Chinese Medicine – Simon Becker, Bob Flaws & Robert Casanas, M.D.- Pages 225-236
2. The treatment of Gastrocardiac with Bao He Tang Jia Jian (Protect Harmony Decoction with Additions & Subtractions) – Jin Hua et al, Xin Zhong Ji (New Chinese Medicine), #5, 2002, p.17-18
3. The Gastrocardiac syndrome – Otto Jervell and Olav Loadoen – Journal of Internal Medicine – Volume 142, Issue S266 January / December 1952 – Pages 595-599
4. Gastrocardiac syndromes; clinal aspects and physiopathology – Cassano C, Tronchettif, Baschier L. – Rass Fishiopatol Clin Ter, 1952, Oct; 24(10):1197-1329

Bài viết liên quan