CHỮA ĐẦY HƠI CHO BÉ CẦN LÀM RÕ NGUYÊN NHÂN

Đối với ọc sữa đặc biệt là khi bú thì bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ dễ ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn, và cũng là một phương pháp phòng tránh hiệu quả ọc sữa cho trẻ.

Giai đoạn bé bắt đầu tập bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và sử dụng núm vú đặc biệt để bé tránh nuốt quá nhiều khí dư thừa vào dạ dày. Khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm ngay, dễ làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Kết hợp cho bé dùng thuốc hỗ trợ chống đầy hơi ọc sữa để cải thiện tình trạng của bé tốt hơn. Simethicone giảm đầy hơi ọc sữa dạng giọt, thích hợp dùng cho bé với ống nhỏ giọt vệ sinh, tiện lợi.

Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng bé vẫn bị ọc sữa, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia. Hiện tượng ọc sữa có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng… Một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột… cũng khiến trẻ đột nhiên ói, ưỡn bụng, bụng nổi phồng…

Với những trẻ hay bị ọc sữa và vặn mình, nhất là hiện tượng co giật nhiều trong lúc ngủ thì mẹ cần xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi.

Bài viết liên quan